DỰ ĐOÁN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TOÀN CẦU NĂM 2022

Năm 2021 sắp khép lại, và giờ là thời điểm phù hợp để cùng đưa ra những dự đoán về thị trường bất động sản toàn cầu năm 2022, theo Forbes.

Khối lượng giao dịch bất động sản thương mại và giá bất động sản

Dự đoán: Khối lượng giao dịch bất động sản thương mại toàn cầu năm 2022 sẽ tăng lên khi nền kinh tế tiếp tục phục hồi, đồng thời giá bất động sản thương mại sẽ duy trì mức tăng trưởng trung bình dưới 10%. Các thương vụ mua bán và sáp nhập công ty bất động sản cũng có khả năng cao hơn năm 2021.

thị trường bất động sản thương mại phục hồi trong năm 2021: Khối lượng giao dịch trong 10 tháng đầu năm nay tăng 64% so với cùng kỳ năm 2020 và cao hơn 12% so với năm 2019. Trong đó, phân khúc bất động sản công nghiệp và nhà đất tăng hơn 30% so với 10 tháng đầu năm 2019. Dù vậy, phân khúc bán lẻ và văn phòng có dấu hiệu chững lại do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Phân khúc nhà ở cao cấp và cơ sở điều dưỡng y tế

Dự đoán: Đại dịch dần được kiểm soát ở nhiều quốc gia, kết hợp với tỷ lệ tiêm chủng được đẩy mạnh có thể khiến nhu cầu đất dành cho lĩnh vực nhà ở cao cấp và cơ sở điều dưỡng y tế tăng lên. Thế hệ Baby Boombers (những người sinh trong khoảng thời gian 1946 – 1964) sẽ là những người thúc đẩy tiềm năng phát triển của lĩnh vực này. Thực tế, tỷ lệ lấp đầy các cơ sở điều dưỡng y tế đã bắt đầu phục hồi trong giai đoạn cuối năm 2021, nhưng chưa thể ngang bằng thời điểm trước khi dịch bệnh bùng phát.

Thị trường căn hộ và nhà ở

Dự đoán: Các chuyên gia Forbes cho rằng ở nhiều nơi trên thế giới, các hoạt động xây dựng trong năm 2021 bị hoãn do ảnh hưởng của dịch bệnh có thể khiến nguồn cung căn hộ và nhà ở năm 2022 sụt giảm, qua đó khiến giá nhà tăng lên. Ngoài ra, ảnh hưởng của dịch bệnh cũng khiến nguồn tài chính của nhiều người bị ảnh hưởng, làm hạn chế khả năng mua nhà cũng như thuê nhà. Thị trường cho thuê và thị trường nhà đất thường có xu hướng ngược chiều nhau.

Khách sạn

Dự đoán: Các khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, địa điểm tổ chức hội họp có khả năng hoạt động trở lại trong năm 2022 khi nhiều quốc gia mở cửa đón du khách quốc tế. Ngoài ra, sau một năm chịu nhiều sức ép từ dịch bệnh, có thể các công ty sẽ đẩy mạnh các chiến lược nhằm thu hút khách du lịch, từ đó giúp thị trường khách sạn phục hồi từ từ.

Bất động sản kỹ thuật số

Dự đoán: Các lĩnh vực bất động sản kỹ thuật số, bao gồm trung tâm dữ liệu, tháp truyền thông và quỹ tín thác đầu tư bất động sản công nghiệp có thể tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2022.

Truyền thông kỹ thuật số là cứu cánh cho ngành bất động sản trong đại dịch, từ các cuộc họp hội nghị trực tuyến cho đến việc mua hàng thương mại điện tử. Việc nhu cầu sử dụng những tiện ích này tiếp tục tăng ngay cả khi đại dịch được kiểm soát tạo ra nền tảng phát triển cho các lĩnh vực bất động sản kỹ thuật số như trung tâm dữ liệu, cơ sở hạ tầng/tháp di động và cơ sở công nghiệp/hậu cần.

Lãi suất, lạm phát và Fed

Dự đoán: Tỷ lệ lạm phát có khả năng được duy trì trong thời điểm đầu năm 2022, nhưng sẽ giảm dần theo thời gian. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể bắt đầu hành động chậm lại, tăng nhẹ mục tiêu lãi suất ngắn hạn vào nửa cuối năm 2022. Lãi suất dài hạn sẽ vẫn ở mức thấp, tạo điều kiện tài chính hấp dẫn cho lĩnh vực bất động sản thương mại.

Doanh số bán lẻ truyền thống

Dự đoán: Dù thương mại điện tử phát triển, nhưng điều đó không có nghĩa người dùng quay lưng với các cửa hàng bán lẻ truyền thống. Những công ty mới gia nhập thị trường này sẽ giúp giảm bớt tỷ lệ trống đối với phân khúc bất động sản bán lẻ truyền thống.

Người tiêu dùng đã mua rất nhiều hàng trực tuyến trong những tháng đầu của đại dịch, trong khi doanh số bán hàng thông qua các kênh truyền thống giảm vì các yêu cầu về giãn cách xã hội. Tuy nhiên, doanh số bán hàng tại nhiều hàng đã phục hồi nhanh, thậm chí nhiều hơn so với thời điểm trước khi đại dịch bùng phát, vì nhiều người tiêu dùng vẫn thích mua sắm trực tiếp. Trong năm 2021, doanh số bán hàng qua cả kênh trực tuyến và truyền thống đều tăng.

Sự trở lại của phân khúc văn phòng

Dự đoán: Lĩnh vực cho thuê văn phòng sẽ vẫn là trung tâm của hoạt động kinh doanh, đặc biệt là tại châu Á – Thái Bình Dương, nhưng các công ty cũng cần tính đến những phương án mới, đặc biệt sau khi nhiều nhân viên đã quen với hình thức làm việc online hoặc làm việc linh hoạt để đưa ra những chiến lược phù hợp/

Covid-19

Dự đoán: Nền kinh tế nói chung và thị trường bất động toàn cầu nói riêng sẽ tiếp tục phục hồi vào năm 2022. Theo các chuyên gia Forbes, những lo ngại về đại dịch Covid-19 nếu có thì cũng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Sự xuất hiện của biến chủng mới Omicron vào cuối tháng 11 giống như một lời nhắc nhở rằng mối đe dọa của đại dịch đối với nền kinh tế toàn cầu vẫn còn hiện hữu trước mắt. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh tiêm chủng cũng như thực hiện các chính sách giãn cách xã hội nghiêm ngặt có thể giúp hạn chế những rủi ro có thể gặp phải.

Anh Nguyễn (Forbes)

Chia sẻ bài viết

Xem thêm các bài khác

LO NGẠI LẠM PHÁT, NHIỀU NGƯỜI ĐỔ TIỀN ĐẦU TƯ NHÀ ĐẤT

Dòng tiền đang đổ mạnh vào bất động sản dịp cuối năm; Cần lưu ý gì khi mua bất động sản ven sông; TP.HCM sẽ chuyển đổi công năng hàng ngàn héc ta đất lúa…. là những thông tin đáng chú ý trong 24h qua.

TP.HCM sẽ chuyển đổi công năng hàng ngàn héc ta đất lúa

Sở Tài nguyên – Môi trường TP.HCM vừa có văn bản báo cáo UBND TP.HCM về việc trình HĐND TP thông qua việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình, cá nhân tại 9 quận, huyện, với tổng diện tích 901,2 ha, nhằm phục vụ việc đô thị hóa, phát triển kinh tế TP.

Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) TP.HCM Nguyễn Toàn Thắng cho biết sẽ có 43 dự án cần thu hồi đất, 21 dự án cần thu hồi đất và có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa (trong đó có 3 dự án có chuyển mục đích sử dụng trên 10 ha đất trồng lúa), 6 dự án có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa dưới 10 ha, 1 dự án chuyển mục đích đất rừng phòng hộ dưới 20 ha (tại H.Cần Giờ), 32 dự án cần điều chỉnh diện tích thu hồi đất và điều chỉnh diện tích chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng. Tổng cộng có khoảng 901,20 ha đất trồng lúa trên địa bàn TP có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất. Trong đó Q.Bình Tân có 19,84 ha, H.Nhà Bè 60,77 ha, H.Hóc Môn 395,80 ha, H.Cần Giờ 60,82 ha, H.Củ Chi 78,13 ha, H.Bình Chánh 128,36 ha và TP.Thủ Đức có 142,19 ha

Cần lưu ý gì khi mua bất động sản ven sông?

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh đã dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh đi thị sát, kiểm tra tình hình thực tế các dự án khu dân cư, khu đô thị, khu tái định cư nằm ven sông Cổ Cò, thuộc địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Việc chia ra rất nhiều dự án, như tại Khu đô thị Điện Nam-Điện Ngọc hiện có đến hàng trăm dự án, khiến cho diện tích từng dự án quá nhỏ, dẫn đến phương án bồi thường khác nhau. Đây chính là một bất cập. Bên cạnh đó, trong quy hoạch chủ yếu là các dự án phân lô, bán nền chứ chưa có yêu cầu nhà đầu tư phải đầu tư xây dựng nhà ở tại các khu đô thị để khi chuyển nhượng phải có các công trình nhà ở, các thiết chế văn hóa, xã hội tại khu vực dự án

Dòng tiền đang đổ mạnh vào bất động sản dịp cuối năm?

Giá nhà đất không ngừng tăng, nguồn cung mới khan hiếm và lo ngại nguy cơ lạm phát cao đang khiến nhiều nhà đầu tư dồn tiền vào kênh trú ẩn an toàn là bất động sản. Bên cạnh đó, việc thị trường bị dồn nén sau nhiều tháng do ảnh hưởng của đại dịch cùng tâm lý “mua sắm” cuối năm sẽ kích thích dòng tiền đổ vào nhà đất.

Ngay sau khi lệnh phong toả chống dịch giữa các địa phương được gỡ bỏ, anh Hưng (ngụ quận 12, TP.HCM) đã ngay lập tức xuống huyện Đức Hoà, Long an để hoàn tất nốt thủ tục công chứng cho hai lô đất đã đặt cọc từ trước dịch. Cũng trong đợt này, anh Hưng tiếp tục xuống cọc một lô đất khác. Nhà đầu tư này cho biết, đây không phải là quyết định tức thời mà đã được anh cân nhắc tìm hiểu từ trước đó. Thị trường Đức Hoà nhiều tiềm năng vì mức giá thấp hơn rất nhiều nếu so với những khu vực lân cận TP.HCM thuộc Bình Dương hay Đồng Nai

Mất tình bạn vì chung tiền mua đất, bán không được giữ chẳng xong

Thấy lợi nhuận từ đầu tư bất động sản nhưng tiền không đủ để mua, chị Huyền quyết định cùng bạn chung tiền ôm đất. Tuy nhiên, tới lúc chị cần tiền muốn bán đất thì bạn lại không đồng ý, khiến hai bên xảy ra mâu thuẫn.

Chị Huyền ở Hoàng Mai (Hà Nội) cho hay, vợ chồng chị đều làm nhân viên văn phòng. Sau gần 6 năm tích cóp, anh chị để dành được 700 triệu gửi ngân hàng. Tuy nhiên, thấy lời lãi chẳng được bao nhiêu, vợ chồng chị muốn rút ra đầu tư bất động sản…

Hoàng An (TH)

 

Chia sẻ bài viết

Xem thêm các bài khác

LOẠI HÌNH BẤT ĐỘNG SẢN ĐẤT NỀN

Đầu tư đất nền là loại hình dù đã hình thành từ lâu đời tuy nhiên được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm vì lợi nhuận cao. Khi mà quỹ đất đang ngày càng hạn hẹp, việc sở hữu đất ở những thành phố lớn ngày càng hạn chế thì những nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư ít vốn thường tìm đến các vùng ven để đầu tư đất nền. Loại hình này sở hữu nhiều ưu điểm, tuy nhiên, cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư. 

Ưu điểm của loại hình đầu tư đất nền:

– Là một trong những loại hình đầu tư vốn ít, tiềm năng nhất hiện nay.

– Lợi nhuận kỳ vọng đạt gấp 2 – 3 lần lãi suất ngân hàng.

– Khả năng sinh lời, thanh khoản tốt hơn nhà phố, đặc biệt là những khu vực đang có cơ sở hạ tầng hoàn thiện. Lợi nhuận của đất nền trong 1 năm thường không thấp hơn 15%.

– Khả năng rớt giá của loại hình này khá thấp do ít chịu tác động xấu theo chu kỳ tăng trưởng của thị trường.

– Quỹ đất đô thị ngày càng hạn hẹp, tài nguyên đất không tăng thêm, tạo điều kiện cho đầu tư đất nền phát triển mạnh.

– Là loại hình đầu tư ít bị chi phối bởi giá trị ảo do quảng cáo.

– Nếu đất nền có sổ đỏ, sẽ được ngân hàng thẩm định giá cho vay từ 50 – 60%, thậm chí ở mức cao nhất đạt tới 70%. 

Nhược điểm của loại hình đầu tư đất nền: 

– Tính pháp lý ở một số khu vực đất nền vẫn chưa rõ ràng khiến nhà đầu tư dễ gặp rủi ro khi đầu tư.

– Đất nền có vị trí càng đẹp, khả năng thanh khoản cao thì giá càng mắc, mất nhiều vốn đầu tư. Ngược lại, nếu không có vị trí đẹp thì thường khó bán, phải “chôn” vốn lâu.

– Đất nền chỉ thật sự tăng trưởng nếu nằm trong khu vực phát triển đô thị, hạ tầng giao thông đồng bộ, kinh tế vùng phát triển, quy hoạch bài bản.

Chia sẻ bài viết

Xem thêm các bài khác

CÁCH NẮM BẮT XU HƯỚNG BẤT ĐỘNG SẢN ĐỂ ĐẦU TƯ

Chỉ trong một năm, thị trường bất động sản xuất hiện rất nhiều xu hướng khác nhau. Đối với các nhà đầu tư, việc bắt kịp xu hướng đóng vai trò quan trọng đối với khả năng thành công.

1. Theo dõi dữ liệu trên thị trường

Đối với những phân khúc mà bạn đã đầu tư, ví dụ như nhà đất, cho thuê, bán lẻ,…bạn nên theo dõi các dữ liệu hàng tháng. Một vài chỉ số quan trọng có thể kể đến như nguồn cung, nhu cầu, doanh số, tỷ lệ tăng trưởng, giá cả. Tất cả các yếu tố này sẽ là nền tảng cho các xu hướng sẽ diễn ra trong tương lai.

2. Lắng nghe nhu cầu của khách hàng

Một trong những cách tốt nhất để luôn bắt kịp xu hướng thị trường là hoạt động một cách tích cực. Học cách lắng nghe nhu cầu của khách hàng có vẻ là một chuyện đơn giản, nhưng chúng sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong cách thị trường hoạt động.

3. Đọc sách – bổ sung kiến thức

Hãy chăm chỉ đọc sách cũng như bổ sung các kiến thức về bất động sản thường xuyên. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đọc cả những cuốn sách liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này sẽ tạo cho bạn thói quen tìm hiểu cũng như có thêm kiến thức về các lĩnh vực khác nhau. Đôi khi, bất động sản cũng có những mối liên kết rõ ràng với các khoản đầu tư khác.

4. Đăng ký các ấn phẩm tin tức

Trên thế giới, có một số ấn phẩm bất động sản được phát hành định kỳ như BOMA, CIRE hoặc Forbes RE. Đăng ký những ấn phẩm này và bạn sẽ thường xuyên nắm bắt được những xu hướng lớn trên thế giới.

5. Theo dõi tin tức vi mô và vĩ mô

Thông tin là chìa khóa để theo dõi xu hướng bất động sản trên cả cấp độ vĩ mô và vi mô. Là một nhà đầu tư hoặc một nhà môi giới, bạn cần phải cập nhật tin tức cả ở trong và ngoài nước để phản ứng kịp thời trước những thay đổi trên thị trường. Ngoài ra, bạn cũng nên dõi các kế hoạch phát triển trong nước, theo dõi các chỉ số niềm tin của người tiêu dùng và lợi tức.

6. Theo dõi những thị trường có sự biến động cao

Ở bất kỳ quốc gia nào đều có những thị trường nổi bật và có sự biến động cao hơn các khu vực khác. Do đó, những thay đổi về xu hướng thường bắt đầu tại những khu vực này. Đó là lý do bạn nên theo dõi các thị trường có sự biến động cao

7. Thu thập phản hồi từ khách hàng

Nếu là một nhà môi giới, bạn có thể tạo những khảo sát và gửi tới khách hàng. Dữ liệu từ những câu trả lời sẽ giúp bạn định hình được những gì có thể xảy ra trong tương lai gần

8. Xây dựng các mối quan hệ

Thành công trong lĩnh vực bất động sản phụ thuộc nhiều vào các mối quan hệ, thường bao gồm sợi dây liên kết giữa nhà đầu tư, nhà môi giới, các đơn vị thẩm định, nhà thầu, nhà quản lý, các công ty cho vay và khách hàng. Sợi dây liên kết này càng chặt thì tỷ lệ thành công càng cao. Ngoài ra, việc có những mối quan hệ tốt sẽ giúp bạn nắm bắt chước thông tin của nhiều dự án

9. Chủ động tìm hiểu

Các chuyên gia bất động sản thành công nhất hiện nay không nhìn vào tin tức mà họ thường đi trước các xu hướng. Ví dụ, một sự phát triển mới có thể thay đổi hoàn toàn môi trường của một khu phố. Điều quan trọng là phải nhận thức được những thay đổi đó để có thể tư vấn cho khách hàng trước khi nó xảy ra.

10. Tìm hiểu về các dự án mới trong khu vực

Như đã đề cập, có những mối quan hệ tốt sẽ giúp bạn nắm bắt được thông tin về các dự án mới. Bạn nên cố gắng khai thác thật nhiều thông tin quan trọng, ví dụ như giá dự kiến, diện tích, vị trí,… để tư vấn cho khách hàng. Những người đi trước thường là những người nắm lợi thế.

11. Tận dụng sức mạnh của công nghệ

Trong thế kỷ 21 cuộc sống của con người sẽ gắn liền với công nghệ. Bất động sản chắc chắn không nằm ngoài điều này. Bạn có thể sử dụng các ứng dụng công nghệ, ví dụ như Google Alerts để nắm bắt các xu hướng. Google Alerts là một dịch vụ được cung cấp bởi Google cho phép người dùng đăng ký nhận Email thông báo về những thông tin mới nhất của những từ khóa mà họ tìm kiếm.

12. Quan sát những đơn vị khác trong cùng lĩnh vực

Kiến thức chính là sức mạnh. Đôi khi, có thể bạn sẽ không nắm bắt được tất cả thông tin một cách nhanh nhất. Vì vậy, trong vai trò là một nhà đầu tư hoặc một nhà môi giới, bạn có thể quan sát cách những nhà đầu tư hoặc những nhà môi giới khác đang hoạt động trên thị trường, qua đó hình dung ra các xu hướng hiện có.

Chia sẻ bài viết

Xem thêm các bài khác

Bí quyết đầu tư

NHỮNG KINH NGHIỆM QUAN TRỌNG NHẤT CẦN LƯU Ý KHI MUA NHÀ ĐẤT

Mua bán nhà hiện nay tồn tại 3 loại giấy tờ: giấy tay, sổ đỏ hay sổ hồng. Mua nhà chỉ có giấy tay giá bao giờ cũng rẻ hơn nhưng độ rủi ro rất cao, nhiều trường hợp mất trắng. Mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng dù đắt tiền hơn nhưng bạn có thể yên tâm ngủ ngon. Nhà có đầy đủ giấy tờ được pháp luật công nhận sau này cũng dễ bán hơn.

5 BÍ QUYẾT KHI ĐẦU TƯ BĐS

Bí quyết số 1: Chọn dự án BĐS có tính thanh khoản

Đây là sai lầm lớn khiến nhiều người đang chôn tiền của mình tại Sóc Sơn, Mê Linh, Quốc Oai, Thạch Thất, Hòa Bình, Bắc Ninh (quá xa trung tâm)… hay các tài sản chung cư, liền kề góp vốn – đã dừng hoặc chậm thi công, một số phân khúc bất động sản cao cấp…

Dù bạn định đầu tư vào bất động sản ở trung tâm hay ven đô, thổ cư, nhà phố, chung cư, liền kề hay biệt thự thì tiêu chí đầu tiên là tính thanh khoản. Tính thanh khoản được hiểu đơn giản là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt.

Giả sử sau khi bạn mua loại bất động sản đó xong, câu hỏi là: Ngay bây giờ, bạn bán có người mua ngay hay không? Có thể câu trả lời là không. Thậm chí cần tiền, bây giờ bán rẻ hơn 1 chút, có người mua ngay hay không ? Có thể câu trả lời vẫn là: Không có!

Bạn mua vào rất dễ và “thoát hàng” ra rất khó. Đặc biệt nếu bạn định vay tiền của ngân hàng, người quen để đầu tư, có thể rất lâu hoặc không biết đến bao giờ mới rút được tiền ra. Sau đó bạn sẽ cảm thấy sốt ruột vì tài sản không tăng giá, bán không ai mua và hàng tháng vẫn phải chịu lãi vay.

Chỉ đầu tư những tài sản này nếu bạn thực sự rất rảnh rỗi về tiền mặt và có ý tưởng đầu tư dài hạn.

Ví dụ một gợi ý cho bạn:

Bất động sản không quá xa trung tâm (hoặc nơi sầm uất) từ 3 đến 10km thường có tính thanh khoản tốt. Vậy tại sao lại là khoảng cách từ 3 đến 10 km? Lý do là mọi người sẽ chấp nhận di chuyển trong khoảng cách này, mất thời gian từ 10-25 phút di chuyển, đó là nhu cầu di chuyển, sinh hoạt, tiêu dùng thực tế.

Khi nhắc đến BĐS, thường có 2 nhu cầu cơ bản là tiêu dùng và đầu tư. Khi thị trường đi xuống, có thể nhu cầu đầu tư biến mất và chỉ còn nhu cầu tiêu dùng. Nếu mua BĐS không quá xa nơi sầm uất thì dù thị trường đi xuống, vẫn luôn có nhu cầu tiêu dùng và bạn vẫn có thể bán được BĐS của mình, thoát ra khỏi thị trường.

Nhiều người mất tiền hoặc đọng vốn hàng tỷ đồng là do mua BĐS ở vị trí quá xa trung tâm, nơi không có nhu cầu tiêu dùng. Một số bất động sản khác thì do giá quá cao, không phù hợp với nhiều người nên khi thị trường đi xuống cũng mất luôn tính thanh khoản.

Vì vậy, câu hỏi đầu tiên trước khi mua vào, đó là: Nếu tôi cần tiền bán ngay thì có ai mua không? hay: Tính thanh khoản của Bất động sản có cao hay không?

Bí quyết số 2: Kiếm tiền ngay khi mua

Ví dụ: BĐS có giá thị trường (giá mặt bằng chung) là 1 tỷ, bạn mua được 800 triệu. Bất động sản có giá thị trường là 5 tỷ, bạn mua được giá 4,2 tỷ. Bất động sản có giá thị trường là 10 tỷ, bạn mua được giá 7 tỷ.

Kiếm tiền khi mua được hiểu là luôn mua thấp hơn giá thị trường. Sai lầm của hầu hết mọi người là thường mua bằng giá thị trường và hy vọng tương lai sẽ lên giá.

Đôi khi sau khi mua xong, có thể thị trường BĐS đi lên và bạn kiếm thêm được tiền khi bán. Nhưng tư duy đầu tư thông minh là lãi ngay khi mua. Nhờ tư duy này, bạn có thể kiếm tiền cả khi thị trường đi lên và đi xuống. Với thị trường đi xuống, bạn chọn khu vực thanh khoản ,mua rẻ và bán cũng rẻ.

Vậy câu hỏi thứ 2, bạn cần tự hỏi mình: Tôi có đang mua rẻ hơn giá thị trường không? (Hay tôi đang mua bằng giá thị trường và hy vọng?).

Và câu hỏi thứ 3: Làm sao để mua được bất động sản giá rẻ? điều này có vẻ xa vời, bởi nhà đầu tư hay những chủ nhà bao giờ cũng muốn bán bất động sản của mình với mức giá cao nhất. Nhưng vẫn có thể mua được, vẫn có thể tìm được bất động sản có giá rẻ hơn giá thị trường.. khi thị trường sơ cấp đã qua đi, lượng giao dịch ở thị trường thứ cấp bùng nổ, vào một thời điểm nhất định, nhà đầu tư khi mua được tận gốc thì bao giờ họ cũng đã có được một khoản lãi nhất định, đảm bảo được đúng và đủ tiêu chí lãi họ đưa ra, thì chắc chắn họ sẽ bán. Tuy nhiên, thị trường bất động sản như các nhận định của nhiều nhà đầu tư và giới chuyên gia trong lĩnh vực này thì việc tăng giảm giá thất thường là điều bình thường, dễ hiểu. Vấn đề là chúng ta phải kiên trì, tìm hiểu kỹ lưỡng và chịu khó quan sát, tìm hiểu. Tốt nhất là nên tham khảo qua và nhờ thêm các chuyên gia môi giới trong thị trường ở tại khu vực này. Điều này chắc chắn sẽ tốt hơn khi bạn quyết định đầu tư.

Bí quyết số 3: Xét kĩ mối quan hệ giữa Dòng tiền và Lãi vốn

Nếu bạn mua xong BĐS, xây nhà lên và có người thuê ngày thì nơi đó được gọi là có dòng tiền. Nếu BĐS của bạn gần trường học, khu công nghiệp, bệnh viện… bạn có thể kinh doanh buôn bán mà ra tiền ngay, nơi đó cũng được gọi là có dòng tiền.

Còn ngược lại, có rất nhiều nơi mà bạn mua xong, xây lên để cho thuê thì cũng không có “ma nào” đến thuê hay kinh doanh được. Nơi đó được gọi là không có dòng tiền. Còn yếu tố lãi vốn được hiểu đơn giản là tiềm năng tăng giá của BĐS.

Ở những nơi đã phát triển rồi, giá BĐS thường sẽ tương đối ổn định. Ở những nơi đang phát triển, BĐS sẽ tiếp tục được hưởng yếu tố lãi vốn thì câu hỏi là bạn sẽ chọn mua ở đâu?

Nếu bạn chọn sai, đồng tiền của bạn sẽ không sinh sôi nảy nở. Nhiều tài sản trong nội thành không còn yếu tố lãi vốn cao và ngược lại, khá nhiều tài sản ở quá xa trung tâm không có yếu tố dòng tiền. Vì vậy, lãi vốn và dòng tiền là 2 tiêu chí quan trọng bạn nên xem xét trước khi đầu tư. 2 câu hỏi khác bạn nên tự hỏi trước khi mua là bất động sản này có dòng tiền hay không: hay bất động sản này có yếu tố lãi vốn cao hay thấp?

Bí quyết số 4: Chuẩn về mặt pháp lý

Một số bất động sản pháp lý không đầy đủ: Ví dụ chưa có sổ đỏ hoặc chưa chắc đủ điều kiện để triển khai. Trong quá trình giao dịch, bạn được chủ nhà, chủ đất hay chủ đầu tư hứa rằng: Yên tâm đi, không phải lo đâu, anh chị sẽ làm sổ đỏ cho em… Bạn đặt cọc 1 khoản tiền lớn hoặc thanh toán hết tiền sau đó không ra được sổ đỏ hoặc xảy ra tranh chấp, kiện tụng… cũng là rủi ro sẽ khiến bạn mất tiền.

Vì vậy bạn cần nhớ:

Luôn kiểm tra kỹ thông tin pháp lý tài sản bằng cách hỏi địa chính xã, phường; phòng tài nguyên quận, huyện hay các cơ quan chức năng, người am hiểu về BĐS …. trước khi tiến hành giao dịch đặt cọc hay mua bán.  Câu hỏi bạn nên tự hỏi tình trạng pháp lý của bất động sản này như thế nào?

Bí quyết số 5: Không gian & Phong thủy- Hạ tầng & dịch vụ

Ví dụ : Bạn mua BĐS xong mà không để ý là khoảng cách đi ra chợ mất 7km, lên bệnh viện mất 10km, đi uống cafe mất 5km, con đi học mất 10km…

Hay điện và nước thường xuyên bị mất, hạ tầng hay bị ngập lụt, xung quanh không có cây cối, công viên, không có khuôn viên cho trẻ con, chi phí dịch vụ cao, chất lượng xây dựng kém… Hay gần nhà có mồ mả, đình chùa, miếu mạo, nghiện hút, cave, trộm cắp… Nhiều người mua BĐS chỉ vì yếu tố rẻ, vừa tiền… mà bỏ qua yếu tố này.

Chia sẻ bài viết

Xem thêm các bài khác

Bí quyết đầu tư

NHỮNG KINH NGHIỆM QUAN TRỌNG NHẤT CẦN LƯU Ý KHI MUA NHÀ ĐẤT

Mua bán nhà hiện nay tồn tại 3 loại giấy tờ: giấy tay, sổ đỏ hay sổ hồng. Mua nhà chỉ có giấy tay giá bao giờ cũng rẻ hơn nhưng độ rủi ro rất cao, nhiều trường hợp mất trắng. Mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng dù đắt tiền hơn nhưng bạn có thể yên tâm ngủ ngon. Nhà có đầy đủ giấy tờ được pháp luật công nhận sau này cũng dễ bán hơn.

ĐẶC ĐIỂM CỦA BẤT ĐỘNG SẢN

Dưới đây sẽ là những đặc điểm của bất động sản, giúp bạn hiểu sâu hơn về lĩnh vực BĐS

1. Tính cá biệt và khan hiếm

Bất động sản mang tính chất của đất đai, chính vì lý do này mà nó có tính khan hiếm. Đất là nguồn tài nguyên có giới hạn về khu vực, lãnh thổ và diện tích,… Cũng chính vì vậy, bất động sản là không di chuyển, di dời được và hiển nhiên trở thành hàng hóa có tính cá biệt.

Không đơn giản như vấn đề bất động sản là gì, tính chất này được thể hiện một cách cụ thể hơn. Vậy tính chất khan hiếm, cá biệt của bất động sản được biểu hiện như thế nào trong thực tế? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn qua những ví dụ sau đây.

Một ví dụ thực tế như hai miếng đất A và B nằm cạnh nhau, thuộc vùng một khu vực. Nếu như là loại hàng hóa bình thường, A và B có thể tương đương nhau. Nhưng cả 2 đều là hàng hóa bất động sản, vì vậy hai mảnh đất này có những yếu tố rất khác nhau và không được xem là giống nhau hay tương đương với nhau.

Hơn nữa, cho dù hai mảnh đất A, B này có chung kiểu thiết kế kiến trúc trên mặt đất hay sở hữu những đặc điểm gì khác nhau đi chăng nữa thì xét về bất động sản cũng sẽ khác nhau. Lý do là bất động sản mang tính cá biệt mà không mảnh đất nào có thể giống với mảnh đất nào. Nhiều nhà đầu tư bất động sản đã lợi dụng được đặc điểm này của những mảnh đất. Họ dựa trên những đặc điểm cá biệt, duy nhất để làm điểm nổi bật cho bất động sản của họ trở nên thu hút và hấp dẫn hơn với khách hàng.

2. Tính lâu bền

Bất động sản có tính lâu bền và trường tồn theo thời gian. Bởi đất đai là nguồn tài nguyên quý giá được thiên nhiên ban tặng, tồn tại theo thời gian và không thể nào bị hủy hoại. Nếu trên mảnh đất, chúng ta xây dựng những công trình kiến trúc thì có thể lưu giữ từ vài chục đến hàng trăm năm.

Ý nghĩa của tính lâu bền của bất động sản chính là tuổi thọ của công trình, kiến trúc được xây dựng trên nó. Tuổi thọ của bất động sản được phân thành tuổi thọ kinh tế và tuổi thọ vật lý.

Tuổi thọ vật lý đem đến lợi ích lâu dài hơn về kinh tế. Khi công trình, kiến trúc bị hư hỏng, không còn bảo toàn kết cấu chịu lực nữa thì những lợi ích kinh tế mới chấm dứt. Khác với tuổi thọ vật lý, tuổi thọ kinh tế ngắn ngủi hơn khi nó có thể chấm dứt trong hoạt động bình thường của thị trường. Theo ước tính trung bình của các nghiên cứu, bất động sản có tuổi thọ khoảng 40 đối với các nhà ở, khách sạn,… Các công trình khác như nhà phồ thông và nhà xưởng có tuổi dài hơn một chút, khoảng 45 năm.

Với tính chất lâu bền, các tài sản bất động sản được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Bởi tính chất này khiến bất động sản trở thành loại hàng hóa mang đặc điểm không bao giờ vơi hay cạn đi, đa dạng và phong phú.

3. Tính chất chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau

Nếu bạn đã trả lời được cho câu hỏi bất động sản là gì, thì bạn sẽ liên tưởng được là nó sẽ có tính chất chịu sự ảnh hưởng của các bất động sản khác. Tác động giữa các bất động sản thậm chí còn rất rõ rệt. Một bất động sản này có thể gây ra một tác động rất lớn đến các bất động sản khác.

Có thể xét đến những ví dụ thực tế để các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Chẳng hạn như tại một khu vực, Nhà nước hoặc các nhà đầu tư thi công, xây dựng những công trình hạ tầng, cơ sở kiến trúc hiện đại và cao cấp. Điều này khiến cho khu vực này trở nên đẹp hơn, gia tăng giá trị về kinh tế cũng như dịch vụ. Vì vậy, những bất động sản khác nằm trong cùng khu vực sẽ gia tăng giá trị sử dụng hơn cũng như thu hút các nhà đầu tư hơn.

Nói tóm lại, các bất động sản có thể hỗ trợ gia tăng giá trị cho nhau và có tính chất chịu sự ảnh hưởng của nhau. Đây cũng làm một tính chất của bất động sản được ứng dụng và đem lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư.

Trên đây là những thông tin về bất động sản là gì và những nội dung khác liên quan đến lĩnh vực này. Như chúng ta đã thấy, bất động sản là một hàng hóa đặc biệt và mang nhiều đặc tính riêng biệt. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn trả lời được cho câu hỏi “Bất động sản là gì?” và có thêm được những thông tin hữu ích.

4. Các tính chất khác

Tính thích ứng

Lợi ích của BĐS được sản sinh trong quá trình sử dụng. BĐS trong quá trình sử dụng có thể điều chỉnh công năng mà vẫn giữ được những nét đặc trưng của nó, đồng thời vẫn đảm bảo yêu cầu sử dụng của người tiêu dùng trong việc thoả mãn nhu cầu sinh hoạt, sản xuất – kinh doanh và các hoạt động khác.

Tính phụ thuộc vào năng lực quản lý

Hàng hoá BĐS đòi hỏi khả năng và chi phí quản lý cao hơn so với các hàng hoá thông thường khác. Việc đầu tư xây dựng BĐS rất phức tạp, chi phí lớn, thời gian dài. Do đó, BĐS đòi hỏi cần có khả năng quản lý thích hợp và tương xứng.

Mang nặng yếu tố tập quán, thị hiếu và tâm lý xã hội

Hàng hóa BĐS chịu sự chi phối của các yếu tố này mạnh hơn các hàng hoá thông thường khác. Nhu cầu về BĐS của mỗi vùng, mỗi khu vực, mỗi quốc gia là rất khác nhau, phụ thuộc vào thị hiếu, tập quán của người dân sinh sống tại đó. Yếu tố tâm lý xã hội, thậm chí cả các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh,… chi phối nhu cầu và hình thức BĐS.

Nguồn: dandautu

Chia sẻ bài viết

Xem thêm các bài khác

Bí quyết đầu tư

NHỮNG KINH NGHIỆM QUAN TRỌNG NHẤT CẦN LƯU Ý KHI MUA NHÀ ĐẤT

Mua bán nhà hiện nay tồn tại 3 loại giấy tờ: giấy tay, sổ đỏ hay sổ hồng. Mua nhà chỉ có giấy tay giá bao giờ cũng rẻ hơn nhưng độ rủi ro rất cao, nhiều trường hợp mất trắng. Mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng dù đắt tiền hơn nhưng bạn có thể yên tâm ngủ ngon. Nhà có đầy đủ giấy tờ được pháp luật công nhận sau này cũng dễ bán hơn.

KỸ NĂNG ĐIỀU TRA TÀI SẢN

Đây là kỹ năng tiên quyết mà bạn phải có để trở thành một nhà đầu tư xuất sắc hay một nhà môi giới giỏi. Bạn phải nắm rõ những điều cơ bản nhất của Bất Động Sản mà bạn nhắm đến, bao gồm những thông tin chủ yếu như:

  1. Nguồn cung Bất Động Sản: từ chủ sở hữu, các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan đấu giá đất và Bất Động Sản, phát mãi, môi giới. . .
  2. Dạng cung Bất Động Sản: bán, cho thuê, đầu tư liên doanh liên kết, khai hoang khai phá. . .
  3. Các thông tin cơ bản như: vị trí, trang thiết bị, hạ tầng kỹ thuật, thông tin pháp lý, giấy tờ chứng từ, các yếu tố lịch sử, xã hội và phong thủy. . .
  4. Nguồn cầu Bất Động Sản: ai sẽ mua, ai sẽ thuê Bất Động Sản mà bạn cung, họ sẽ dùng với mục đích gì. Hãy nghĩ như khách hàng nếu bạn muốn có khách hàng.

Nền tảng tốt thì mới xây được lầu cao. Việc chuẩn bị kỹ càng và điều tra rõ ràng các thông tin phải có sẽ giúp bạn không gặp phải các rủi ro quá lớn khi khởi sự. Đừng để bản thân khi mua xong mới phát hiện tài sản bị dính quy hoạch, bị tranh chấp, không làm được sổ sách giấy tờ, sổ hồng; mua xong mới phát hiện tài sản ở khu vực an ninh kém, không cung ứng đủ điện đường trường trạm dẫn tới chôn vốn vô ích, không ai hỏi không ai xem.

Quá nhiều người rơi rụng ngay từ đầu bởi không bao giờ có khái niệm gì về điều tra tài sản. Họ mua bởi vì họ tin tưởng vào môi giới, tin tưởng vào chủ nhà hoặc chỉ đơn giản là cảm tính bản thân là “tài sản vừa rẻ mà vừa đẹp”.

Nguồn: ADMIN

Chia sẻ bài viết

Xem thêm các bài khác

Bí quyết đầu tư

NHỮNG KINH NGHIỆM QUAN TRỌNG NHẤT CẦN LƯU Ý KHI MUA NHÀ ĐẤT

Mua bán nhà hiện nay tồn tại 3 loại giấy tờ: giấy tay, sổ đỏ hay sổ hồng. Mua nhà chỉ có giấy tay giá bao giờ cũng rẻ hơn nhưng độ rủi ro rất cao, nhiều trường hợp mất trắng. Mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng dù đắt tiền hơn nhưng bạn có thể yên tâm ngủ ngon. Nhà có đầy đủ giấy tờ được pháp luật công nhận sau này cũng dễ bán hơn.

7 BƯỚC LƯU Ý KHI TÌM HIỂU VỀ PHÁP LÝ DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN

Bước 1: Phát triển quỹ đất.

Quỹ đất là nguồn sinh lực mạnh mẽ của bất kỳ một chủ đầu tư nào, không một chủ đầu tư nào vỗ ngực xưng danh tao là ông trùm mà trong tay không có quỹ đất. Do đó, bộ phận Phát triển dự án hay phát triển Quỹ đất rất quan trọng trong công ty Bất động sản. Vậy công việc của họ là gì ?

– Đọc quy hoạch 1/5000, 1/2000 tại địa phương đầu tư tiềm năng, đọc là chính chứ thực chất là đi giao lưu, phối kết hop là mười.

– Sau khi lựa chọn được cục đất theo tiêu chí đầu tư của công ty rồi thì lên phương án sở hữu cục đất này thông qua các hình thức:

+ đấu thầu ( bao luôn hạ tầng và đền bù giải tỏa),

+ đấu giá ( đã xong hạ tầng và đền bù giải tỏa)

+ hoặc M&A ( chuyển nhượng, xác nhập dự án khác).

– Tiến hành làm FS ( phương án tài chính ) và đề án 1 /500.

Bước 2: Tiến hành làm pháp lý

– Xin chấp thuận chủ trương đầu tư, do UBND cấp tỉnh phê duyệt hoặc huyện đối với dự án < 10 ha

– Xin phê duyệt nhiệm vụ 1/500 do UBND ký đóng dấu.

– Xin giao đất và đóng tiền thuê/ chuyển đổi mục đích sử dụng đất ( cũng giống như mình mua đất lẻ thôi )

Thông thường thì các chủ đầu tư ở giai đoạn này cảm thấy pháp lý đã ngon cơm rồi nên tiến hành huy động vốn thông qua ký quỹ hoặc là cọc / giữ chỗ thiện chí . Chúng ta sẽ thấy giai đoạn này truyền thông dự án rất rầm rộ.

Thật ra, mọi người phải chú ý điểm này dù duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 vẫn chưa an toàn để xuống tiền đâu nhé. Đây chỉ là bước phê duyệt (chấp nhận) bản quy hoạch chi tiết những gì có trong khu dân cư đó, và chủ đầu tư đó là ai, vị trí dự án đó ở đâu…thôi, do đó cần làm việc với nhân viên môi giới uy tín để kiểm tra xác minh.

Bước 3: Công nhận chủ đầu tư và chấp thuận đầu tư dự án

– Sau khi đóng đủ tiền thì chủ đầu tư sẽ được giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Sở TNMT cấp ( sổ đỏ chung toàn dự án )

– UBND sẽ ký quyết định công nhận chủ đầu tư và chấp thuận đầu tư dự án, hiện tại thì bước này đã được rút gọn nhưng thực tế thế nào thì nhờ các bạn góp ý thêm vì mình chưa được trải nghiệm hay nghe về vấn đề này.

Bước 4: Cấp Giấy Phép xây dựng

– Thẩm định thiết kế : Bao gồm thiết kế cơ sở và thiết kế kĩ thuật, lúc này Chủ đầu tư và tư vấn thiết kế có thể trực tiếp làm việc với các sở ban ngành rồi. Sau khi nộp hồ sơ cho sở Xây Dựng sẽ thành lập hội động thẩm định gồm P.Giao thông vận tải, Sở An sinh xã hội, Tài nguyên Môi trường, P.Quy hoạch kiến trúc cùng nhau cho ý kiến…   và Sở Xây dựng sẽ chịu trách nhiệm phê duyệt hồ sơ thiết kế.

– Sở Xây dựng sẽ cấp giấy phép xây dựng ( tùy quy mô dự án để phân ra nhiều GPXD )

Lúc này có thể nói là pháp lý dự án rất tốt, vấn đề còn lại là tiềm năng tài chính của chủ đầu tư, nếu chủ đầu tư lâu năm và kinh nghiệm thì an tâm hơn. Trong giai đoạn này chủ đầu tư sẽ tiến hành làm móng cọc và hầm, bạn có thể theo dõi tiến độ để đánh giá chủ đầu tư, một mẹo nhỏ là kiểm tra xem nhà thầu là ai, các nhà thầu uy tín mới làm việc với chủ đầu tư uy tín như Newtecons, Contecons, An Phong, …

Bước 5: Cấp Giấy phép đủ điều kiện bán hàng sản phẩm hình thành trong tương lai.

Sở Xây dựng sẽ cấp giấy phép đủ ĐKBHSPHTTTL sau khi chủ đầu tư và nhà thầu:

– Có biên bản nghiệm thu hoàn thành móng cọc đối với chung cư và cơ sở hạ tầng đối với phân lô.

– Có giấy phép xây dựng phần thân

– Không thu quá 30% số tiền sản phẩm của khách

Lưu ý đến giai đoạn này, tùy kế hoạch tài chính và kinh doanh của chủ đầu tư theo FS mình đã nói ở trên, chủ đầu tư có thể thu theo % hay 1 lần nhưng không được vượt quá 30% số tiền sản phẩm của khách.

Lúc này, các bạn sẽ thấy Chủ Đầu Tư chính thức thông báo mở bán sản phẩm và tiến hành thủ tục ký HĐMB , các sự kiện trước đó chỉ là hoạt động giới thiệu sản phẩm và ký hợp động cọc giữ chỗ thiện chí hoặc quyền ưu tiên chọn sản phẩm tùy chủ đầu tư.

Bước 6: Xây dựng, nghiệm thu

– Lúc này khách hàng thì cứ tiến hành đóng tiền theo tiến độ  và chủ đầu tư thì cứ tiến hành xây.

– Sau khi hoàn thành toàn bộ việc xây dựng cở sở hạ tầng và nhà thô dự án thấp tầng hoặc phần thân tòa nhà chung cư  theo đồ án 1/500 đã được duyệt và hồ sơ thiết kế đã được thẩm định, Chủ đầu tư làm việc với Sở xây Dựng để tiến hành nghiệm thu.

– Sở Xây dựng sẽ thực địa và thành lập hội đồng nghiệm thu bao gồm các sở ban ngành có liên quan như QHKT, QNMT, PCCC, ASXH, GTVT,… kiểm tra nghiệm thu dự án, hiện tại quy định về PCCC rất nghiệm ngặt và khó nhằn nhất so với trước kia. Sau đó , Sở Xây dựng sẽ chịu trách nhiệm ký nghiệm thu dự án.

Các bạn cứ để ý mà xem, lúc này Chủ đầu tư sẽ thu đủ 95% giá trị hợp đồng mua bán, tuy nhiên trong lúc này, bạn sẽ nhận được thông báo bàn giao nhà, theo quy định, chủ đầu tư không được thu quá 70% gia trị sản phẩm cho đến khi bàn giao nhà. Do đó đợt cuối khi nhận bàn giao nhà và trước khi ký biên bản bàn giao bạn phải đóng 25% hoặc % nhỏ hơn tùy chủ đầu tư. Lúc này bạn cũng chuẩn bị thêm 2% để đóng phí bảo trì luôn nhé

Bước 7: Cấp sổ đỏ / Cấp GCN Quyền sử dụng đất

– Chủ đầu tư lập bản vẽ hoàn công và nộp hồ sơ tách sổ để cấp sổ đỏ / GCN  Quyền SDĐ tại Sở TNMT Tỉnh, khi đó P. Kinh tế đất thu các lệ phí phát sinh nếu có.

– Sở TNMT chịu trách nhiệm ký quyết định dự án đủ điều kiện cấp Sổ đỏ / GCN Quyền Sử Dụng Đất.

Lúc này Chủ đầu tư sẽ thông báo về việc sản phẩm, căn hộ đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận và yêu cầu bạn đóng đủ 5% còn còn lại

– Sau đó , chủ đầu tư sẽ làm việc với Sở TNMT cấp giấy chứng nhận sổ đỏ / GCN Quyền sử dụng đất cho chủ đầu tư và chủ đầu tư sẽ chuyển nhượng quyền sử dụng đất / sổ đỏ sang tên cho khách hàng.

Có trường hợp khách hàng vẫn nhận được đất, căn hộ nhưng lại không có sổ bởi vì trong trường hợp chủ đầu tư không xây dựng đúng cơ sở hạ tầng trong bản quy hoạch chi tiết 1/500 thì nhà nước vẫn không cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, căn hộ cho dự án. Lúc đó nhà đầu tư chỉ có thể ở tạm, hoặc cho thuê lại . Nhưng rất nhiêu khê và chưa biết khi nào có thể ra sổ. có thể trong 1 – 2 năm hoặc 15 – 20 năm hoặc …dài hơn

Nguồn: James Trinh

Chia sẻ bài viết

Xem thêm các bài khác

Bí quyết đầu tư

NHỮNG KINH NGHIỆM QUAN TRỌNG NHẤT CẦN LƯU Ý KHI MUA NHÀ ĐẤT

Mua bán nhà hiện nay tồn tại 3 loại giấy tờ: giấy tay, sổ đỏ hay sổ hồng. Mua nhà chỉ có giấy tay giá bao giờ cũng rẻ hơn nhưng độ rủi ro rất cao, nhiều trường hợp mất trắng. Mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng dù đắt tiền hơn nhưng bạn có thể yên tâm ngủ ngon. Nhà có đầy đủ giấy tờ được pháp luật công nhận sau này cũng dễ bán hơn.

10 LƯU Ý KHI GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN CHO NGƯỜI MỚI

Nâu đỏ Đơn giản Phông chữ Serif cho Doanh nghiệp Bản thuyết trình

1. Hợp đồng đặt cọc không nên đặt cọc quá nhiều( thông thường nhỏ hơn 1/10 giá trị tài sản) và nên có lăn tay bên mua và bên bán ( ngoài chữ ký ). Về hợp đồng cọc nên ghi rõ đây là tiền đặt cọc (cần phân biệt với tiền trả trước) vì sẽ có hậu quả pháp lý khác nhau. Ví dụ như căn nhà hẻm 8m 1 sẹc đường Phan Văn Trị Gò Vấp trong hình, chủ bán 8 tỷ mùa dịch thì cần đặt cọc tối thiểu 800 triệu , nhưng theo mình đặt cọc 500 triệu vẫn ổn, 1 tháng sau chồng đủ.

2. Hợp đồng cọc theo Luật dân sự, do đó vai trò người môi giới không có ý nghĩa, do đó nên ghi là Người làm chứng. Người làm chứng có thể không bắt buộc nhưng để củng cố tính pháp lý nên có nlc và nlc là người không có bất kì mối quan hệ cả về thân quen và lợi ích của 2 bên HĐ. Ví dụ như trường hop trên James có thể là người làm chứng.

3. Khi ra văn phòng công chứng Hợp đồng mua bán theo Luật Kinh Doanh BDS, hai chủ thể tham gia giao dịch lăn tay và công chứng viên ký vào mới có giá trị. Khuyến khích ghi giá thật khi giao dịch nhưng hiện tại đa số chỉ ghi giá trị thấp nhất trên giá quy định nhà nước để giảm thiểu việc đóng thuế, một số trường hợp ngân hàng phải làm HD cọc riêng vì giá HDMB < giá HD cọc, tuy nhiên khi ra tòa sẽ sử dụng HD cọc “mới đúng theo mong muốn và ý chí giao dịch mua bán của hai bên”.

4. Nếu người tham gia ký HDMB không có mặt thì phải có Giấy ủy quyền ( do luật sư, cơ quan có thẩm quyền ký giấy )

5. Tờ khai lệ phí trước bạ đất ghi tên người bán, thuế TNCN là 2% người bán trả, lệ phí trước bạ là 0.5% người mua trả. Thông thường sẽ làm HD ủy quyền làm thủ tục đăng bộ, sang tên cho môi giới đi làm. Giả sử ra công chứng ghi giá bán 2 tỉ thì người ta bao thuế phí là bao 2 x 2,5% là khoảng 50 tr. James có thể nói chuyện với chủ nhà bao số tiền này.

6. Khi chứng minh người bán là bất động sản duy nhất ( giấy xác nhận tại phường hoặc tại phòng công chứng ) thì không cần đóng thuế TNCN. Đồng thời phải sở hữu tối thiểu 183 ngày( từ ngày cấp gcn qsdd. Và phải là chuyện nhượng toàn bộ (TH chuyển nhượng 1 phần thì ko dc).

7. Công chứng treo cho ký hết nhưng chưa đóng dấu vì chưa chung tiền, chờ đủ tiền mới ký kết và công chứng viên mới đóng dấu. Khi thanh toán bằng tiền mặt thì gọi ngân hàng tới đếm, mang tiền đi luôn hoặc giao dịch tại ngân hàng hoặc chuyển khoản( bị khống chế số tiền/ ngày ) toàn bộ số tiền trước khi công chứng viên ký vào HDMB.

8. Lưu ý nhà bán gắn liền với đất phải được hoàn công, nếu không hoàn công thì người mua có thể mua đất không mua nhà và chỉ tính tiền đất, không tính xây nhà ( nhà nước có thể đập khi xây không đúng quy định). Ví dụ như trường hop trên thì nhà đã hoàn công, sổ sách đầy đủ, vị trí lô góc và dự phóng đường không ảnh hưởng.

9. Hình thức Công chứng chờ là hình thức để sẵn tên người bán và để trống bên mua và các giao dịch diễn ra qua nhiều người mà không qua công chứng, đường dây với phòng công chứng rất nguy hiểm. Lưu ý ký kết và đóng dấu công chứng xong thì mới ra ngân hàng chung tiền. Thường xuất hiện ở những nơi bất động sản đang sốt.

10. Văn Phòng/ Phòng Công Chứng: công chứng viên xác thực tính hợp pháp của HDMB giữa các bên, chịu trách nhiệm về giấy chứng nhận sổ thật / giả, tài sản tranh chấp hay không, chứng thực dựa vào chứng minh nhân dân và các bên tham gia có đầy đủ hành vi và trách nhiệm dân sự để thực hiện giao dịch. Nếu bị phát hiện vi phạm, công chứng viên sẽ bị tước bằng hành nghề, phạt tiền và truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nguồn: James Trinh

Chia sẻ bài viết

Xem thêm các bài khác

Bí quyết đầu tư

NHỮNG KINH NGHIỆM QUAN TRỌNG NHẤT CẦN LƯU Ý KHI MUA NHÀ ĐẤT

Mua bán nhà hiện nay tồn tại 3 loại giấy tờ: giấy tay, sổ đỏ hay sổ hồng. Mua nhà chỉ có giấy tay giá bao giờ cũng rẻ hơn nhưng độ rủi ro rất cao, nhiều trường hợp mất trắng. Mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng dù đắt tiền hơn nhưng bạn có thể yên tâm ngủ ngon. Nhà có đầy đủ giấy tờ được pháp luật công nhận sau này cũng dễ bán hơn.

QUY TRÌNH GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN

Trong quá trình giao dịch bán nhà mặt phố, bán biệt thự hay bán khách sạn, tòa nhà văn phòng. Sau khi thỏa thuận và thống nhất về giá bán, hình thức thanh toán, thời điểm thanh toán, bên mua đồng ý mua, bên bán đồng ý bán các bên thực hiện theo quy trình làm việc như sau :

BƯỚC 1: TIẾN HÀNH ĐẶT CỌC MUA BÁN NHÀ ĐẤT

 Việc đặt cọc mua bán nhà đất có thể thực hiện ở văn phòng công chứng hoặc đặt cọc giữa hai bên và có người làm chứng. Nội dung đặt cọc về cơ bản gồm các vấn đề sau: Thông tin pháp lý người bán: (Họ tên, CMT, Hộ khẩu thường trú…) Thông tin vợ hoặc chồng, đồng sở hữu với người bán nếu có. Trường hợp người bán chưa kết hôn thì cần lấy giấy xác nhận độc thân tại nơi cư trú. Trường hợp ly hôn cần có giấy chứng nhận ly hôn và xác nhận phân chia tài sản của tòa án. Trường hợp nhận thừa kế cần phải có di chúc thừa kế hợp pháp… 

1. Thông tin pháp lý người mua: (Họ tên, CMT, Hộ khẩu thường trú…) 

2. Thông tin mô tả về nhà đất (Địa chỉ trên sổ đỏ, số sổ đỏ, Diện tích đất, diện tích xây dựng, thông tin về hiện trạng nhà đất…) 

3. Tổng số tiền hai bên thỏa thuận mua bán 

4. Số tiền đặt cọc 

5. Các đợt thanh toán tiền tiếp theo, hình thức thanh toán 

6. Thời điểm hai bên ký hợp đồng mua bán (chuyển nhượng) nhà đất tại văn phòng công chứng. 

7. Các thỏa thuận khác liên quan đến bên chịu thuế TNCN, lệ phí công chứng, bên chịu phí môi giới (nếu có) 8/6/2021 Quy trình giao dịch, thủ tục pháp lý, các giấy tờ liên quan BĐS • 

BƯỚC 2: TIẾN HÀNH CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG MUA BÁN TẠI VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG

Sau quá trình đăt cọc mua bán, chuyên viên tư vấn mua bán cần giám sát và theo dõi chặt chẽ quá trình giao dịch giữa hai bên để kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh. Để việc xây dựng hợp đồng mua bán và công chứng hợp đồng nhanh và thuận lợi, tiết kiệm thời gian cho tất cả các bên, chuyên viên tư vấn cần liên hệ trước với văn phòng công chứng để soạn sẵn khung hợp đồng mua bán và các thông tin các bên cần phải có. Các giấy tờ bên bán cần phải chuẩn bị 

1. Bản gốc CMTND hoặc Hộ chiếu, hoặc thẻ căn cước công dân + 04 bản phô tô công chứng (của vợ và chồng hoặc những người đồng sở bất động sản hữu khác) 

2. Bản gốc Hộ Khẩu Thường trú + 04 bản phô tô công chứng (của vợ và chồng hoặc những người đồng sở hữu khác) 

3. Bản gốc giấy đăng ký kết hôn + 04 bản phô tô công chứng (nếu bên sở hữu là vợ và chồng) Một số giấy tờ khác trong từng trường hợp riêng như Giấy chứng nhận độc thân trong khoảng thời gian tài sản được hình thành, Giấy tờ ly hôn và phân chia tài sản do tòa án ký, Các giấy tờ phân chia tài sản, di chúc… Bản gốc sổ đỏ nhà đất đang giao dịch Các giấy tờ bên mua cần phải chuẩn bị Bản gốc CMT + 04 bản phô tô công chứng Bản gốc Hộ Khẩu Thường trú + 04 bản phô tô công chứng (Trường hợp người mua đã có vợ hoặc chồng thì có thể đứng tên cả hai hoặc một trong hai người) Thông thường việc tiến hành ký hợp đồng công chứng tiến hành gần như đồng thời với việc bên mua thanh toán nốt số tiền còn lại cho bên bán và bên bán đưa lại cho bên mua các giấy tờ pháp lý liên quan đến việc mua bán theo yêu cầu của trưởng phòng công chứng. Về thủ tục nộp thuế TNCN khi mua bán BĐS Theo thông lệ giao dịch để tiện cho việc giao dịch giữa các bên. Nếu bên bán phải nộp thuế TNCN thì bên bán thường trừ đi số tiền thuế TNCN này cho bên mua để bên mua tiến hành tự đi kê khai nộp thuế và thực hiện tiếp qui trình chuyển tên sổ đỏ trên phòng địa chính quận/huyện. 

BƯỚC 3: TIẾN HÀNH CHUYỂN TÊN SỔ ĐỎ

 Sổ đỏ nhà đất được xem là giấy tờ pháp lý có giá trị cao nhất về quyền sở hữu, quyền định đoạt… của chủ sở hữu. Sau khi đã có bộ giấy tờ đầy đủ của việc mua bán nhà đất, người mua cần tiếp tục thực hiện bước chuyển tên sổ đỏ để hoàn tất quá trình giao dịch của mình. 

Các bước và công việc cần làm gồm có Lên chi cục thuế quận/huyện nơi quản lý nhà đất được giao dịch để kê khai thuế TNCN 

– Nhận tờ khai của chi cục thuế và nộp tiền thuế TNCN kê khai vào kho bạc nhà nước

 – Nhận biên lai đóng tiền của kho bạc, quay lại chi cục thuế để lấy giấy xác nhận đã thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước 

Mang toàn bộ hồ sơ lên phòng địa chính cấp quận/huyện nơi quản lý nhà đất giao dịch để nộp và làm thủ tục chuyển quyền/tên người sở hữu. Người mua nhà đất phải đóng thêm một khoản phí trước bạ cho nhà nước liên quan đến việc chuyển tên này. Phí này tương đương 0,5% tổng giá trị bất động sản theo khung giá của nhà nước quy định. Trên đây là các bước cơ bản của quy trình mua bán nhà đất đã có sổ đỏ mà chuyên viên tư vấn mua bán bất động sản cần phải nắm rõ và tư vấn cho khách hàng.

 

Chia sẻ bài viết

Xem thêm các bài khác

Bí quyết đầu tư

NHỮNG KINH NGHIỆM QUAN TRỌNG NHẤT CẦN LƯU Ý KHI MUA NHÀ ĐẤT

Mua bán nhà hiện nay tồn tại 3 loại giấy tờ: giấy tay, sổ đỏ hay sổ hồng. Mua nhà chỉ có giấy tay giá bao giờ cũng rẻ hơn nhưng độ rủi ro rất cao, nhiều trường hợp mất trắng. Mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng dù đắt tiền hơn nhưng bạn có thể yên tâm ngủ ngon. Nhà có đầy đủ giấy tờ được pháp luật công nhận sau này cũng dễ bán hơn.