QUY TRÌNH MUA BÁN NHÀ ĐẤT ĐÃ CÓ SỔ ĐỎ MỚI NHẤT

Tính đến thời điểm hiện tại, bất động sản chính là những sản phẩm nổi bật, có sức bán mạnh mẽ. Đặc biệt, chúng có giá trị kinh tế rất lớn, tương đương cả một gia tài.

 Chính vì vậy, việc mua bán của mọi người cần được thực hiện một cách chuẩn mực. Chỉ khi đó, mọi người mới có thể bảo vệ tài sản của mình.

 Đặc biệt, quy trình tiêu chuẩn cũng có tác dụng rút ngắn thời gian mua bán. Điều này giúp ích rất nhiều cho mọi người trong việc hoàn thiện thủ tục mua bán nhà đất theo quy định.

 Dưới đây, chúng ta hãy cùng điểm qua quy trình mua bán bất động sản tiêu chuẩn nhé.

>> Bước 1: Đặt cọc mua nhà

Ý nghĩa

 Khi đã tìm được sản phẩm ưng ý, bạn cần nhanh chóng đặt cọc. Khoản tiền này cần được đặt cọc trước khi ký hợp đồng. Từ đó, đảm bảo cả người mua lẫn người bán không thể “xù kèo” khi thấy một mối khác ngon hơn.

 Thông thường, hai bên sẽ tự thỏa thuận số tiền đặt cọc cho giao dịch của mình. Nhưng phổ biến nhất vẫn là khoản tiền chiếm từ 2 đến 3% giá trị của bất động sản đó.

Thời gian của hợp đồng đặt cọc

 Bản hợp đồng đặt cọc sẽ có giá trị do hai bên gia hạn. Tuy nhiên, nó thường dao động trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 ngày tuỳ thuộc hai bên thoả thuận cũng như tính “nóng” của bất động sản đó.

 Với một số tài sản cá biệt, thời gian của hợp đồng đặt cọc còn có thể lên tới 30 ngày, 60 ngày. Bạn nên chú ý điều này để điều chỉnh thông tin mua bán sao cho phù hợp với tình hình thực tế

Thông tin chính trong hợp đồng đặt cọc

 Một bản hợp đồng đặt cọc trong quy trình này cần có những thông tin dưới đây:

– Thông tin pháp lý của người bán.

– Thông tin pháp lý của người mua.

– Thông tin đầy đủ của bất động sản đó,

– Số tiền mua bán đất chính thức hai bên đã thoả thuận.

– Số tiền đặt cọc.

– Cách thức thanh toán tiền nhà.

– Hình thức thanh toán tiền nhà.

– Thời điểm hai bên thực hiện ký hợp đồng mua bán tại phòng công chứng.

 Để đảm bảo an toàn cho cả hai bên khi đặt cọc, tốt nhất hãy nhờ người làm chứng. Hoặc bạn cũng có thể thực hiện quay phim lại quy trình giao dịch của hai bên. Từ đó, dễ dàng sử dụng nó làm bằng chứng trong những trường hợp cần thiết.

>> Bước 2 quy trình mua bán nhà đất: Thanh toán và ký hợp đồng mua bán công chứng

Ý nghĩa của việc này

 Trong quy trình mua bán nhà đất, bước này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thông thường, nó sẽ được thực hiện đồng thời với thời điểm bàn giao tiền cho bên bán. Lúc này, hai bên có thể trao đổi giấy tờ, thủ tục một cách rõ ràng nhất.

Các loại giấy tờ người bán đất cần chuẩn bị

– Bản gốc chứng minh thư của những người đồng sở hữu đất.

– 4 bản phô tô công chứng trong thời hạn của mỗi cmt.

– Bản gốc giấy đăng ký kết hôn.

– 4 bản sao công chứng của giấy đăng ký kết hôn.

– Bản gốc của sổ đỏ nhà đất được giao dịch.

Các loại giấy tờ người mua cần chuẩn bị

– Bản gốc cmt.

– 4 bản sao có công chứng của cmt.

– Bản gốc hộ khẩu thường trú.

– 4 bản photo công chứng của cmt.

 Khi ký hợp đồng mua bán, hai bên cần thực hiện hoàn tất các thủ tục. Đồng thời, nhanh chóng ký và hoàn tất hợp đồng mua bán nhà đất.

 sau đó đến làm việc tại các phòng công chứng của địa phương. Đây là một bước quan trọng trong thủ tục mua bán đất có sổ đỏ.

>> Bước 3: Nộp lại hồ sơ chuyển nhượng BĐS của bạn

 Lúc này, bên mua và bên bán cần phải thực hiện nộp hồ sơ mua bán. Đồng thời, hoàn tất các chi phí cần thiết theo quy định mua bán.

 Bộ hồ sơ chuyển nhượng cần có những thành phần giấy tờ sau:

– 2 bản sổ hộ khẩu.

– Chứng minh thư nhân dân.

– Đăng ký kết hôn/ giấy chứng nhận độc thân của hai bên.

– 2 bản hợp đồng đã công chứng, có đầy đủ chữ ký của cả hai bên mua bán.

– Sổ đỏ bản gốc.

 Khi nhận được hồ sơ, cơ quan công quyền sẽ tiến hành xem xét. Sau đó, nhanh chóng xử lý thông tin mua bán và trả lại kết quả cho bạn.

>> Bước 4 quy trình mua bán nhà: Đóng thuế phí trước bạ

 Tuỳ thuộc vào thoả thuận, người mua hoặc người bán có nghĩa vụ hoàn tất chi phí. Cụ thể như sau:

– Bên bán: Thuế thu nhập cá nhân có giá trị là 2% bản hợp đồng.

– Bên bán: Phí trước bạ 2% giá trị hợp đồng.

– Lệ phí địa chính: 15.000 đồng.

– Lệ phí thẩm định hồ sơ: 0,15 giá trị hợp đồng. Khoản phí này tối thiểu là 100 nghìn đồng và tối đa là 5 triệu đồng cho một giao dịch.

– Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người mua: 0,15% giá trị hợp đồng.

>> Bước 5: Thẩm định

 Bước quan trọng này sẽ được thực hiện bởi Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất. Cơ quan thẩm định sẽ nhanh chóng thực hiện kiểm tra, xác nhận thông tin thửa đất.

Từ đó, đưa ra quyết định chính thức về việc sang tên sổ đỏ.  Mọi người cần thực hiện việc này cẩn thận để việc sang tên, mua bán được thuận lợi nhất.

 Khi xác nhận thông tin chính xác, cơ quan sẽ nhanh chóng gửi thông báo thuế. Chủ nhà cần sớm đi nộp số tiền đó để hoàn tất nghĩa vụ tài chính của mình.

>> Bước 6:  Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Sau khi đã nộp thuế đầy đủ, người mua đến Ủy ban nhân dân quận/huyện nộp toàn bộ hồ sơ nhà đất, hợp đồng mua bán nhà đất và biên lai trước bạ.

Tại đây, Sở địa chính nhà đất sẽ đăng ký sự thay đổi chủ sỡ hữu của nhà đất. Và từ lúc này người mua đã thực sự là chủ của nhà đất trong hợp đồng giao dịch. Và đến đây, đôi bên đã có thể kết thúc quá trình mua bán nhà đất.

Những giấy tờ nhà đất đã được đăng ký làm lại thông tin chủ sỡ hữu sẽ được cấp lại vào khoảng từ 30 đến 45 ngày sau kể từ ngày đăng ký thay đổi.

Trên đây là đầy đủ quy trình mua bán nhà đất mới nhất năm 2020, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình giao dịch nhà đất. Ngoài ra, một gợi ý nữa, nếu bạn là một người bận rộn hoặc còn mập mờ với quy trình trên, bạn có thể chọn các dịch vụ chuyên làm thủ tục giấy tờ mua bán nhà với mức giá trung bình từ 1 đến 3 triệu đồng tùy độ phức tạp của giao dịch.

Và đừng quên theo dõi Website Sharkland.net để liên tục cập nhật Thông tin và Kỹ năng hữu ích

Chia sẻ bài viết

Xem thêm các bài khác

Bí quyết đầu tư

NHỮNG KINH NGHIỆM QUAN TRỌNG NHẤT CẦN LƯU Ý KHI MUA NHÀ ĐẤT

Mua bán nhà hiện nay tồn tại 3 loại giấy tờ: giấy tay, sổ đỏ hay sổ hồng. Mua nhà chỉ có giấy tay giá bao giờ cũng rẻ hơn nhưng độ rủi ro rất cao, nhiều trường hợp mất trắng. Mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng dù đắt tiền hơn nhưng bạn có thể yên tâm ngủ ngon. Nhà có đầy đủ giấy tờ được pháp luật công nhận sau này cũng dễ bán hơn.

5 LƯU Ý KHI ĐẦU TƯ LƯỚT SÓNG BĐS

Hiểu về “Đầu tư LƯỚT SÓNG bất động sản” để hạn chế tối đa rủi ro đọng vốn tài chính. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này!

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, bất động sản là một trong số ít các kênh đầu tư sinh lãi nhanh và có tính ổn định trong bối cảnh hiện nay. Trong đó hình thức đầu tư kiểu “lướt sóng” được nhiều nhà đầu tư chọn lựa.

1 – Đầu tư “lướt sóng” bất động sản là gì?

Có vẻ cụm danh từ đầu tư “lướt sóng” vô cùng quen thuộc đối với những chuyên gia trong giới địa ốc, điều này lại là thuật ngữ hoàn toàn mới mẻ đối với nhiều người khi vừa tiếp cận với lĩnh vực bất động sản.

Theo cách hiểu đơn giản thì đầu tư lướt sóng là một dạng đầu tư lợi nhuận, bạn chỉ cần bỏ ra một số tiền, trị giá 15% giá trị thực của căn hộ/đất nền đó để tạm thời giữ chỗ.

Sau đó, khi thị trường bắt đầu nóng lên, nhiều người quan tâm đến căn hộ/đất nền mà bạn đang nắm giữ, và họ chấp nhận mua lại chúng với giá chênh cao hơn từ vài chục, thậm chí là vài trăm triệu số tiền mà bạn bỏ ra ban đầu.

→ Như vậy, chỉ trong thời gian ngắn bạn đã có thể sở hữu một khoản tiền lớn. Nếu so với việc gửi tiền ngân hàng hưởng lãi suất thì đầu tư “lướt sóng” hiệu quả hơn.

Chính vì mức lợi nhuận mà “lướt sóng” mang lại đã dẫn đến hiện trạng có rất nhiều cá nhân quyết định ôm hàng loạt những căn hộ/đất nền mà họ nhận định rằng sẽ có rất nhiều người quan tâm trong tương lai, và đây chính là tình trạng mang tên đầu cơ tích trữ bất động sản căn hộ/đất nền. 

Theo như đánh giá từ các chuyên gia, thì việc những cá nhân đầu tư lướt sóng bất động sản sẽ đóng vai trò như một tác nhân thúc đẩy số lượng căn hộ từ các dự án, được tung ra thị trường tăng nhanh. Từ đó, khiến thị trường khởi sắc theo chiều hướng sôi nổi hơn.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đưa ra khía cạnh khác chính là, bản chất cốt lõi của thị trường là dựa theo nhu cầu thực tế của khách hàng. Chính vì vậy, chỉ các dự án có vị trí tốt, chủ đầu tư uy tín, dự án được xây dựng bài bản, thì cơ hội đầu tư lướt sóng mới khá an toàn, còn không thì nhà đầu tư có nguy cơ bị “mắc cạn”.

2 – 5 lưu ý “lướt sóng” đầu tư bất động sản

Chọn chủ đầu tư là điều đầu tiên cơ bản nhất trong việc nghiên cứu mua căn hộ nói chung. Lý thuyết thì rất dài nhưng chỉ cần lưu ý các điều sau: năng lực chủ đầu tư, các dự án họ đã hoàn thành có bị dính “phốt” nào không.

Muốn biết điều gì, bạn có thể tìm kiếm trên Internet, hỏi ý kiến bạn bè đang có kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản. 

Thời gian xây dựng tỷ lệ thuận với thời gian chiếm dụng vốn lớn và khả năng thị trường dịch chuyển cao dẫn đến rủi ro cao và tính thanh khoản thấp.

Nói chung thời gian xây dựng càng sớm càng tốt, tuy nhiên với tổ hợp chung cư cao cấp thì khoảng 2 – 3 năm bởi cần thêm thời gian đầu tư xây dựng tiện ích và hoàn thiện công trình. Tổ hợp chung cư trung cấp thường là dưới 2 năm và tổ hợp nhà xã hội là dưới 1.5 năm.

Số lượng và chủng loại căn hộ: số lượng sản phẩm (căn hộ) tham gia thị trường trong tương lai càng lớn thì rủi ro thanh khoản và tăng trưởng càng cao. Nôm na là nếu các khu đô thị bạn dự định mua được xây các tòa nhà mới liên tục thì khi bán lại đối thủ cạnh tranh chính của bạn chính là Chủ đầu tư.

Tất nhiên, giá bán là do họ quyết chứ không phải bạn, và thường thì sẽ thấp hơn kỳ vọng. Do đó, mục đích của bạn là “mua đi bán lại” nên tốt nhất hãy chọn những căn hộ dễ bán.

Sử dụng đòn bẩy tài chính: Bạn không cần phải có 100% giá trị căn hộ để kinh doanh căn hộ chung cư, thường những nhà đầu tư chuyên nghiệp chỉ sử dụng 50 – 70% vốn vay để thực hiện việc kinh doanh này.

Ví dụ bạn mua thời điểm nộp 30% giá trị căn hộ và bán vào thời điểm nộp trước 70% thì nghĩa là vốn tự có 30%, vay 40% và tất toán khoản vay vào khoảng 1 năm. Nhưng lợi nhuận lại được tính trên 100% giá trị căn hộ.

Lưu ý khi sử dụng đòn bẩy tài chính, đó là thời gian cho vay càng nhiều càng tốt (15 – 20 năm); lãi suất mấy năm đầu càng ưu đãi càng tốt (trong mô hình này chỉ khoảng 1 – 2 năm là tất toán), đặc biệt là lãi phạt tất toán phải rất thiện chí vì có những ngân hàng phạt tất toán rất nặng, bạn lưu ý kỹ điều này.

Lựa chọn thời điểm bán phù hợp: Tùy dự án nhưng khuyến nghị nên bán vào thời điểm trước khi dự án cất nóc (chưa đóng 70%) hoặc chuẩn bị bàn giao (đã đóng 70%) hoặc sau bàn giao thời gian ngắn (dưới 6 tháng). Sau khi bàn giao trên 6 tháng căn hộ chung cư gần như không tăng trưởng giá trị nhiều nữa.

Theo: Rever

Chia sẻ bài viết

Xem thêm các bài khác

Bí quyết đầu tư

NHỮNG KINH NGHIỆM QUAN TRỌNG NHẤT CẦN LƯU Ý KHI MUA NHÀ ĐẤT

Mua bán nhà hiện nay tồn tại 3 loại giấy tờ: giấy tay, sổ đỏ hay sổ hồng. Mua nhà chỉ có giấy tay giá bao giờ cũng rẻ hơn nhưng độ rủi ro rất cao, nhiều trường hợp mất trắng. Mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng dù đắt tiền hơn nhưng bạn có thể yên tâm ngủ ngon. Nhà có đầy đủ giấy tờ được pháp luật công nhận sau này cũng dễ bán hơn.

10 ĐIỀU KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI MUA NHÀ Ở VIỆT NAM

Muốn kiểm tra quy hoạch đất, bạn phải đến Phòng Tài nguyên, để kiểm tra tầng cao, mật độ xây dựng, bạn cần đến Phòng Quản lý đô thị.

Dưới đây là 10 lưu ý mà người mua nhà không thể bỏ qua, theo phân tích của chuyên gia bất động sản cá nhân Phan Công Chánh, tổng giám đốc một tập đoàn đầu tư bất động sản tại TP HCM:

1. Xem xét vấn đề pháp lý 

Mua bán nhà hiện nay tồn tại 3 loại giấy tờ: giấy tay, sổ đỏ hay sổ hồng. Mua nhà chỉ có giấy tay giá bao giờ cũng rẻ hơn nhưng độ rủi ro rất cao, nhiều trường hợp mất trắng. Mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng dù đắt tiền hơn nhưng bạn có thể yên tâm ngủ ngon. Nhà có đầy đủ giấy tờ được pháp luật công nhận sau này cũng dễ bán hơn.

2. Nhất thiết phải kiểm tra quy hoạch và không mua nhà ở khu quy hoạch treo

Việc kiểm tra quy hoạch có thể khiến bạn mất thêm thời gian nhưng nhất định phải làm. Bạn cũng đừng ham rẻ mà mua nhà vướng quy hoạch treo, sau này muốn bán không ai dám mua. 

Để thực hiện các quy hoạch đã duyệt, người ta cụ thể hoá bằng các dự án, tiểu dự án. Khi các dự án đã được giao đất mà triển khai chậm tiến độ hoặc không triển khai thì các dự án đó được gọi là “dự án treo”. 

Nhà đất nằm trong quy hoạch treo không được xây dựng mới, không được sửa chữa và cải tạo, phải giữ nguyên hiện trạng nên người mua nhà rất khổ sở.

3. Địa chỉ các cơ quan chức năng để bạn hỏi thông tin về đất – nhà

Muốn kiểm tra quy hoạch đất, bạn phải đến Phòng Tài nguyên môi trường ở quận/huyện nơi bất động sản toạ lạc. Để kiểm tra tầng cao, mật độ xây dựng, khoảng lùi, hệ số sử dụng đất, bạn cần đến Phòng Quản lý đô thị ở quận/huyện nơi bất động sản tọa lạc. Bạn nên nhớ, hỏi đúng việc ở đúng chỗ là rất quan trọng.

4. Lưu ý vấn đề tường khi mua nhà 

Khi mua nhà, bạn cần lưu ý “tường riêng”, “tường chung” và “tường mượn”. Tường riêng là tốt nhất, bạn có thể xây sửa lại nhà dễ dàng. Trường hợp mua nhà tường chung với nhà liền kề, nếu bạn xây lại nhà trước, bạn sẽ mất một khoảng đất rộng bằng 1/2 độ rộng của bức tường chung đó, 5 cm dọc theo bức tường. Nếu mua phải nhà tường mượn, khi nhà kế bên xây, bạn cũng phải xây theo vì bức tường mượn đó hoàn toàn không phải của bạn. 

5. Lưu ý vấn đề hàng xóm

Ngoài việc lối sống của hàng xóm có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, thì bạn nên nhớ, nhà khó mua nhất là nhà hàng xóm sát vách. Bán nhà cho hàng xóm sát vách và người thân cũng dễ bị thiệt nhất vì thường bị ép giá. Vì thế duy trì quan hệ tốt với hàng xóm là rất quan trọng.

6. Tìm nguồn thông tin mua bán nhà từ những người xung quanh

Nguồn thông tin mua bán nhà tốt nhất không phải là trên báo, cũng không phải từ internet, mà từ các mối quan hệ xung quanh mình. Hãy luôn cư xử đúng mực và tử tế với mọi người, may mắn sẽ đến với bạn.

7. Các quan niệm về nhà đất có thể thay đổi theo thời gian

Nhìn chung mọi người vẫn thích đất nở hậu khi mua nhà, nhà nở hậu sau này bán lại cũng dễ hơn. Tuy nhiên, giờ đây, đất có mặt tiền rộng mới có giá trị nhất. Cùng một khu vực, cùng một diện tích, nhưng đất có mặt tiền rộng và độ sâu ngắn sẽ có giá trị hơn đất có mặt tiền hẹp và độ sâu dài.

8. So sánh là cách định giá nhà dễ nhất

Bạn chưa biết giá ngôi nhà mình muốn mua. Nếu nhà kế bên cùng diện tích, cùng cấu trúc giá 5 tỷ thì chắc chắn ngôi nhà bạn muốn mua giá sẽ dao động xung quanh 5 tỷ. 

9. Thuê nhà không phải là giải pháp tồi

Nếu bạn làm ở quận 7, mua nhà ở quận 12, bạn đi về một ngày mất 3 giờ đồng hồ. Trong trường hợp này, tốt nhất bạn không nên mua nhà, hãy thuê nhà gần chỗ làm để ở. Tiền dư từ việc không mua nhà, bạn có thể dành cho việc đầu tư, làm ăn, sau vài năm sau, bạn sẽ có đủ tiền mua nhà trung tâm. 

10. Ở thử trước khi mua

Nếu bạn đang muốn mua một căn chung cư cao cấp mà còn phân vân, lưỡng lự, hãy thuê để ở thử 3-6 tháng. Khi ở thuê, thấy thích căn hộ đó, bạn hãy đặt mua cũng chưa muộn. Nếu không thích căn hộ đó, bạn vẫn còn nhiều cơ hội và lựa chọn khác.

Hoàng Anh

 

Chia sẻ bài viết

Xem thêm các bài khác

Bí quyết đầu tư

NHỮNG KINH NGHIỆM QUAN TRỌNG NHẤT CẦN LƯU Ý KHI MUA NHÀ ĐẤT

Mua bán nhà hiện nay tồn tại 3 loại giấy tờ: giấy tay, sổ đỏ hay sổ hồng. Mua nhà chỉ có giấy tay giá bao giờ cũng rẻ hơn nhưng độ rủi ro rất cao, nhiều trường hợp mất trắng. Mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng dù đắt tiền hơn nhưng bạn có thể yên tâm ngủ ngon. Nhà có đầy đủ giấy tờ được pháp luật công nhận sau này cũng dễ bán hơn.

3 QUY TẮC NÊN BIẾT KHI VAY TIỀN MUA NHÀ ĐẤT

Mua nhà, vay mua nhà là một trong những việc hệ trọng của đời người, mang lại cho bạn những trải nghiệm khó quên. Để việc này diễn ra suôn sẻ và phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra, bạn nên biết 3 quy tắc tài chính trước khi quyết định mua nhà, mua đất.

Giới chuyên gia tài chính khuyến cáo, nếu không muốn bị “chôn vùi” trong đống nợ, thậm chí bị ngân hàng siết nhà thì trước khi quyết định vay mua nhà, bạn nên nắm rõ 3 quy tắc “vàng” dưới đây. Có thể nói, đây là những quy tắc tài chính đặc biệt hữu ích với những người thu nhập thấp, chưa có nhiều tích lũy tài chính.

1. Quy tắc 28/36

Quy tắc 28/36 khi vay mua nhà có nguồn gốc từ các ngân hàng Mỹ. Các nhà băng sử dụng quy tắc này để xem xét những khoản vay thế chấp mua nhà không được chính phủ hậu thuẫn.

Đối với ngân hàng, quy tắc 28/36 sẽ giúp họ chọn lọc được khách vay có khả năng chi trả tốt. Còn đối với người vay tiền mua nhà, quy tắc này giúp bên vay tự cân nhắc khả năng tài chính của bản thân.

Theo quy tắc 28/36, bạn không nên chi quá 28% tổng thu nhập hàng tháng của mình cho khoản vay mua nhà trả góp, bao gồm các khoản thanh toán thế chấp, lãi suất vay mua nhà, bảo hiểm nhà ở và thuế tài sản.

Bên cạnh đó, bạn cũng không được chi quá 36% tổng thu nhập của mình cho tổng nợ, bao gồm khoản vay mua nhà, vay mua xe, những khoản vay cá nhân khác và các khoản tiền cấp dưỡng nuôi con.

Một trong những lợi thế chính của việc tuân theo quy tắc này là nó bao gồm các khoản nợ không liên quan đến nhà ở mà bạn có thể có. Điểm yếu của quy tắc là sự phân bổ lớn thu nhập của bạn đối với các khoản nợ phải trả, khiến bạn không có nhiều khả năng để theo đuổi các mục tiêu khác, như trả nợ, đầu tư hoặc tiết kiệm.

Ví dụ, nếu tổng thu nhập hàng tháng của vợ chồng bạn là 40 triệu đồng, thì:

– Số tiền tối đa dành cho khoản vay mua nhà mỗi tháng: 40 triệu đồng x 28% = 11,2 triệu đồng.

– Số tiền tối đa dành cho tất cả các khoản nợ mỗi tháng: 40 triệu đồng x 36% = 14,4 triệu đồng.

Bạn có thể nâng tỷ lệ thu nhập dành cho khoản vay ngân hàng mua nhà đất, vay mua căn hộ chung cư lên 36% nếu gia đình bạn không phải trả bất cứ khoản vay nào khác ngoài khoản vay mua nhà.

2. Quy tắc 30%

Đây cũng là quy tắc tài chính phổ biến được áp dụng khi vay tiền mua nhà, cụ thể:

– Không nên chi hơn 30% tổng thu nhập của bạn cho chi phí nhà ở hàng tháng.

– Chuẩn bị trước khoản tiết kiệm bằng ít nhất 30% giá trị ngôi nhà.

– Giá trị ngôi nhà hoặc căn hộ không nên lớn hơn 3 lần thu nhập hàng năm của bạn.

Ưu điểm của quy tắc 30% là nó cho phép bạn mua căn nhà đắt nhất trong cả 3 quy tắc và nó rất linh hoạt. Tuy nhiên, quy tắc 30% không được khuyến nghị cho những cá nhân có mức nợ cao trong các lĩnh vực khác.

Không giống như quy tắc 28/36, quy tắc này chỉ xem xét 30% thu nhập của bạn nên đi đâu và không tính đến các khoản nợ khác, có thể khiến bạn có ngân sách rất eo hẹp để trang trải chi phí sinh hoạt.

Cách áp dụng quy tắc 30% khi mua nhà như sau:

>>>> Quy tắc 30% vay mua nhà đối với người mua 

– Giá trị căn nhà bạn mua không nên lớn hơn 3 lần thu nhập hàng năm của bạn.

– Không được chi quá 30% thu nhập cho tiền trả góp hàng tháng.

– Theo quy tắc 30% thì 30% này sẽ bao gồm lãi suất vay mua nhà, bảo hiểm, thuế, các chi phí tiện ích khác.

– Lưu ý, 30% tính trên tổng thu nhập thời điểm trước khi khấu trừ thuế cùng các khoản khác.

>>>> Quy tắc 30% đối với người thuê nhà

Nguyên tắc chung là, số tiền bạn có thể đủ khả năng chi trả cho thuê nhà ở không được vượt quá 30% tổng thu nhập hàng tháng của bạn. Theo đó, 30% này bao gồm tiền thuê nhà cùng các chi phí khác như tiền điện, tiền nước, phí vệ sinh…

Quy tắc 30% này được tính dựa trên số tiền một gia đình có thể chi tiêu hợp lý cho nhà ở mà vẫn còn đủ tiền để trang trải các chi phí hàng ngày như ăn uống, đi lại.

Như vậy, trước khi mua nhà, ít nhất bạn nên tích lũy được 30% giá trị căn nhà bằng tiền mặt. Trong đó, 20% dành cho khoản trả trước và nhận lãi suất thế chấp thấp nhất. Còn lại 10% dành để đề phòng trường hợp khẩn cấp, khó khăn về tài chính. 

3. Quy tắc 25%

Quy tắc cuối cùng mà chúng tôi chia sẻ là quy tắc 25%. Theo quy tắc này, bạn phân bổ không quá 25% tổng thu nhập hàng tháng cho chi phí nhà ở. Quy tắc 25% được cho là quy tắc “bảo thủ” nhất trong các quy tắc tài chính khi mua nhà.

Nếu bạn làm theo quy tắc 25%, bạn sẽ hạn chế được tối đa rủi ro về tài chính. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của quy tắc này là bạn khó có thể tìm được một ngôi nhà ưng ý tại các khu vực đắt đỏ.

Còn nếu bạn không ngại chia sẻ nhà với bạn cùng phòng hoặc thuê nhà tạm thời trên Airbnb để có thể chia sẻ chi phí, thì phương pháp này sẽ không quá khó để áp dụng ngay cả ở những khu vực đắt đỏ.

Điều quan trọng nhất là khả năng tài chính của bạn

Thực tế cho thấy, không có quy tắc tài chính nào là tốt nhất, đúng nhất với tất cả các trường hợp mua nhà. Tùy thuộc vào tình hình tài chính hiện tại và mục tiêu của bạn, để lựa chọn quy tắc phù hợp nhất.

Mục đích của các quy tắc nêu trên là để xem xét tài chính của bạn, từ đó điều chỉnh ngân sách hàng tháng cho phù hợp với chi phí nhà ở của bạn.

Bài viết chỉ tập trung vào các khoản chi tiêu hiện tại mà bạn có. Vậy nên, bạn phải tính đến rất nhiều chi phí khác liên quan đến việc mua một ngôi nhà mới, chẳng hạn như nội thất, chi phí chuyển nhà và các khoản thuế, phí.

Bạn có thể sử dụng những quy tắc này như một điểm khởi đầu để phát triển kế hoạch tài chính của bạn. Sử dụng chúng để tính toán xem với thu nhập hiện tại của mình, bạn có thể mua một ngôi nhà hay không.

Có thể nói, mua nhà là một trong những khoản đầu tư lớn nhất đối với hầu hết mọi người. Do đó, hãy sử dụng những quy tắc tài chính vay mua nhà nêu trên để tránh mắc phải những sai lầm, ảnh hưởng đến cuộc sống, hạnh phúc của gia đình bạn.

Lam Giang (TH)

Chia sẻ bài viết

Xem thêm các bài khác

Bí quyết đầu tư

NHỮNG KINH NGHIỆM QUAN TRỌNG NHẤT CẦN LƯU Ý KHI MUA NHÀ ĐẤT

Mua bán nhà hiện nay tồn tại 3 loại giấy tờ: giấy tay, sổ đỏ hay sổ hồng. Mua nhà chỉ có giấy tay giá bao giờ cũng rẻ hơn nhưng độ rủi ro rất cao, nhiều trường hợp mất trắng. Mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng dù đắt tiền hơn nhưng bạn có thể yên tâm ngủ ngon. Nhà có đầy đủ giấy tờ được pháp luật công nhận sau này cũng dễ bán hơn.

4 KIỂU NHÀ ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN CHIẾM ĐÓNG THỊ TRƯỜNG

Là bậc thầy về nghe ngóng thông tin, chớp cơ hội nhanh, chốt lời đầu tiên, nhà đầu tư lướt sóng khởi động các cơn sốt đất giai đoạn 2016 – 2018. Thế nhưng, nhóm nhà đầu tư bất động sản này nhiều khi bị “đuối nước” bởi chính con sóng mình tạo ra.

1. Nhà đầu tư “lướt sóng”

Nhà đầu tư lướt sóng được đánh giá là thợ săn bậc thầy về khả năng nghe ngóng thông tin, nhanh chóng chớp cơ hội, chốt lời đầu tiên trên thị trường địa ốc. Sau khi nghe thông tin sắp có hạ tầng đẹp hoặc chỉ là tin hành lang, dự thảo, nhà đầu tư lập tức tới điểm nóng, thậm chí sẵn sàng mua ngay khi thấy tận mắt chứ không chờ đợi. Tuy vậy, họ cũng bán lại trong tích tắc hòng chốt lời nhanh. Họ là những người vô cùng liều lĩnh, nếu không có tiền họ vẫn chấp nhận đi vay để tham gia cuộc chơi. Có thể nói, nhà đầu tư lướt sóng là đối tượng kích hoạt các cơn sốt đất. Nhóm nhà đầu tư lướt sóng có phong cách gom hàng, thoát hàng cực kỳ “máu lửa”.

Song, nhà đầu tư lướt sóng lại thiếu sự am hiểu chuyên sâu về thị trường. Họ chỉ nhìn thấy chiều rộng, liễu lĩnh gom mua đất để chốt lời nhanh chóng. Thiếu kiến thức bài bản về mặt pháp lý, nhà đầu tư chỉ có kỹ năng chớp thời cơ và ăn may vài vụ. Thế nên, chỉ cần quyết định sai một ly thì suất đầu tư của họ đã đi vài dặm và thậm chí bị thua lỗ, mất sạch vốn.

Trong chu kỳ sốt đất, nhà đầu tư lướt sóng luôn áp đảo về lượng, áp đảo thị trường và khuấy đảo thị trường lâu nhất. Đối tượng chịu rủi ro nhiều nhất là những người lướt sóng các đợt cuối, khi cơn sốt đỉnh điểm đã qua. Vấn đề là, hầu như không có nhà đầu tư lướt sóng nào cho rằng đợt sóng mà họ lướt là đợt cuối cùng. Do đó, nhóm nhà đầu tư này được ví là người tạo sóng cho các cơn sốt đất.

2. Nhà đầu tư vốn mạnh

Những người “mạnh về gạo bạo về tiền” thường có gu đầu tư bất động sản điềm tĩnh. Với tiềm lực tài chính mạnh lại chuộng sở hữu đất đai, nhiều nhà đầu tư có bộ sưu tập bất động sản “khủng” ở nhiều nơi. Hướng tới biên lợi nhuận cao nên nhà đầu tư vốn mạnh thường mua nhiều hơn so với bán. Nếu không bán được như kỳ vọng thì họ sẵn sàng để dành, họ không lo ngại việc xoay vòng lợi nhuận chậm hay e sợ ôm hàng lâu.

Thông thường, những nhà đầu tư kiểu này có dòng tiền ổn định từ nhiều loại hình nhà, đất khác nhau hoặc từ thu nhập khác. Đây chính là các nhà đầu tư tự do khi không phải phụ thuộc vào một suất đầu tư cá biệt. Với tiềm lực tài chính chủ mạnh, họ sẵn sàng tham gia cuộc đua đường trường, “chia trứng thành nhiều rổ”. Như vậy, so với nhóm đầu tư lướt sóng, họ là những nhà đầu tư có đặc tính trái ngược.

3. Nhà đầu tư quan sát, am hiểu thị trường

Nhà đầu tư quan sát là những người thận trọng nhất khi tham gia thị trường địa ốc. Đặc tính của họ là rất sợ mất vốn, thích chắc chắn, an toàn, ngại rủi ro. Mặt khác, họ cũng rất nhanh nhạy với thông tin mới, thích các ý tưởng đầu tư mới, có kiến thức tốt để phân tích diễn biến kinh tế từ vi mô tới vĩ mô song lại không hành động nhanh.

Với sự hiểu biết chuyên sâu về thị trường, nhà đầu tư quan sát rất tích cực trong việc khảo sát hiện trạng thị trường, nhà đất nhưng lại phòng thủ mạnh, ít khi mua vào. Thế nên, trên thị trường, lượng giao dịch của kiểu nhà đầu tư này rất thấp. Chỉ khi chắc chắn về tỷ lệ rủi ro thấp nhất, nhà đầu tư quan sát mới xuống tiền mua bất động sản. Cũng chính vì thế mà họ khó đạt được biên lợi nhuận cao.

4. Nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp

Nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp “ăn – ngủ – thở” cùng thị trường địa ốc. Sau các chu kỳ sốt nóng họ vẫn sống sót tốt. Nhóm người này thường có gu đầu tư, phân khúc đầu tư riêng, mua khi thị trường chạm đáy, bán khi chạm đỉnh.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư chuyên nghiệp thường hoạt động theo nhóm, đội, quỹ, không đưa ra quyết định bốc đồng nên tỷ lệ thất bại rất thấp trong khi biên lợi nhuận lý tưởng. Họ trang bị đầy đủ kiến thức, tâm lý đầu tư, đánh giá đúng cơ hội, chuẩn bị tài chính rất sớm và có đội nhóm, ban bệ từ trước.

Những câu chuyện về lợi nhuận cực cao không thể dẫn dắt nhà đầu tư chuyên nghiệp ra quyết định theo cảm tính hoặc phán đoán thiếu bình tĩnh. Theo nhóm nhà đầu tư này, khi mua vào đúng đắn thì thị trường tự vận hành đúng hướng, lợi nhuận là tất yếu.

Ông Duyệt cho rằng, trong 4 kiểu nhà đầu tư bất động sản nói trên, chỉ có nhóm lướt sóng là chấp nhận rủi ro cao nhằm thu về lợi nhuận khủng chỉ sau một thời gian ngắn. Song, nhiều khi chính họ bị đuối nước bởi những con sóng do mình tạo ra. Đối với nhóm đầu tư có trình độ cao, vì ngại hành động, chủ yếu quan sát thị trường nên độ ỳ rất lớn khi ra quyết định đầu tư.

Riêng nhóm nhà đầu tư vốn lớn lại hay rót tiền vào bất động sản theo cảm xúc. Ví dụ, họ mua nhà chỉ vì ưng mắt, mua lô đất chỉ vì mặt tiền đẹp… Vậy nên, cuộc chơi này không dành cho số đông nhà đầu tư.

Chuyên gia này nhận định, chỉ có nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp mới có thể tìm được sự cân bằng và lợi nhuận bền vững.

Theo Vnexpress

 

Chia sẻ bài viết

Xem thêm các bài khác

Bí quyết đầu tư

NHỮNG KINH NGHIỆM QUAN TRỌNG NHẤT CẦN LƯU Ý KHI MUA NHÀ ĐẤT

Mua bán nhà hiện nay tồn tại 3 loại giấy tờ: giấy tay, sổ đỏ hay sổ hồng. Mua nhà chỉ có giấy tay giá bao giờ cũng rẻ hơn nhưng độ rủi ro rất cao, nhiều trường hợp mất trắng. Mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng dù đắt tiền hơn nhưng bạn có thể yên tâm ngủ ngon. Nhà có đầy đủ giấy tờ được pháp luật công nhận sau này cũng dễ bán hơn.

Nhiều chính sách mới hỗ trợ thị trường bất động sản

Thị trường bất động sản đang dần phục hồi sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Bên cạnh nhiều giải pháp, kích thích nền kinh tế, ưu đãi lãi suất của Chính phủ, nhiều “đòn bẩy” chính sách có hiệu lực sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Tại một tọa đàm về bất động sản mới đây, đại diện Bộ Xây dựng cho biết nhiều chính sách đang được cơ quan chức năng đẩy mạnh để tháo gỡ các điểm nghẽn về pháp lý.

Cuối năm nay sẽ có hai văn bản pháp lý có thể được ban hành là nghị định quy định chi tiết Luật Kinh doanh hoạt động bất động sản và nghị định về hệ thống thông tin thị trường bất động sản.

Bên cạnh đó, một số điều khoản quy định của của Luật Đất đai và Luật Kinh doanh bất động sản cũng sẽ được Bộ Xây dựng sửa đổi trong cuối năm tới. Đây sẽ là tín hiệu tốt cho cả người bán lẫn người mua khi hàng loạt nút thắt được gỡ bỏ, hàng trăm dự án ách tắc được cởi trói.

Trước đó, từ đầu tháng 9/2021, nhiều thông tư, chính sách mới đã chính thức có hiệu lực.

Thông tư 09/2021/TT-BTNMT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, trong đó có nhiều điểm mới liên quan đến sổ đỏ, có hiệu lực từ ngày 1/9.

Theo đó, người dân khi đi làm sổ đỏ không cần nộp bản sao các giấy tờ tùy thân như chứng minh thư, căn cước, sổ hộ khẩu mà sử dụng dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Quy định mới này phù hợp với chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính, giúp người dân không cần mang theo nhiều loại giấy tờ khi đi làm các thủ tục đất đai.

Thông tư này cũng quy định thêm các trường hợp biến động được cấp sổ đỏ, trường hợp phải ghi xác nhận thay đổi vào cấp sổ đỏ đã cấp, quy định mới về hỗ trợ khi thu hồi đất,… Những thay đổi này sẽ giúp giải quyết phần nào những vướng mắc, bất cập trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thời gian qua.

Nghị định số 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư sẽ có hiệu lực vào ngày 1/9/2021.

Nghị định này quy định chi tiết về việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thuộc diện quy định tại Điều 110 của Luật Nhà ở, bao gồm: việc kiểm định đánh giá chất lượng nhà chung cư, việc lập, phê duyệt kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; yêu cầu về quy hoạch đối với khu vực cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; việc lựa chọn chủ đầu tư dự án.

Theo các chuyên gia, Nghị định số 69/2021/NĐ-CP đã quy định rõ việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bố trí chỗ ở tạm thời cho người được tái định cư; quyền, trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư trong việc di dời, phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư và một số cơ chế trong việc thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư…

Những điểm mới này kỳ vọng sẽ giải quyết cơ bản các vướng mắc trong thời gian qua để giúp việc cải tạo chung cư cũ thoát khỏi tình trạng chậm tiến độ bởi chính những “rào cản” chính sách.

Nghị định số 54/2021/NĐ-CP quy định về đánh giá sơ bộ tác động môi trường được ban hành ngày 21/5. Nghị định này quy định chi tiết về đánh giá sơ bộ tác động môi trường; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, đầu tư xây dựng và hoạt động cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo yêu cầu của nhà đầu tư.

Hay trước đó, NHNN đã ban hành Quyết định số 697/QĐ-NHNN về mức lãi suất vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở là 4,8%/năm.

Bộ Xây dựng cũng ban hành nhiều chính sách góp phần dần hoàn thiện hệ thống pháp lý cho thị trường bất động sản như Thông tư số 01/2021/TT-BXD quy định về QCVN 01: 2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng; Thông tư số 02/2021/TT-BXD về QCVN 06:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình; Thông tư số 03/2021/TT-BXD về QCVN 04:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư;…

Hoàng An (TH) – CafeLand

 

Chia sẻ bài viết

Xem thêm các bài khác

Bí quyết đầu tư

NHỮNG KINH NGHIỆM QUAN TRỌNG NHẤT CẦN LƯU Ý KHI MUA NHÀ ĐẤT

Mua bán nhà hiện nay tồn tại 3 loại giấy tờ: giấy tay, sổ đỏ hay sổ hồng. Mua nhà chỉ có giấy tay giá bao giờ cũng rẻ hơn nhưng độ rủi ro rất cao, nhiều trường hợp mất trắng. Mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng dù đắt tiền hơn nhưng bạn có thể yên tâm ngủ ngon. Nhà có đầy đủ giấy tờ được pháp luật công nhận sau này cũng dễ bán hơn.

4 sai lầm mà hơn 70% người mua nhà đều mắc phải

Nhất quyết tìm kiếm một ngôi nhà đạt 10/10 tiêu chí mình đề ra dù tốn nhiều năm trời và kiểm tra đầy đủ các bước về pháp lý trước khi đàm phán khiến vuột mất cơ hội là những sai lầm phổ biến mà nhiều người mua nhà đã và đang gặp phải.

Tìm mua nhà đạt 10/10 tiêu chí bằng mọi giá

Anh Thành dành 3 năm để tìm mua nhà, trong thời gian đó anh vẫn ở nhà thuê. Dù anh khá ưng ý một vài căn nhà nhưng vì vẫn còn chưa thật sự hài lòng nên anh quyết định sẽ tiếp tục đi tìm một ngôi nhà hoàn hảo nhất, giá cả hợp lý nhất cho mình. Cuối cùng, chủ nhà mà anh đang thuê đột ngột thông báo muốn bán nhà nên cho anh một tháng để tìm chỗ ở mới. Nhà mới không thể mua kịp, nhà thuê cũng khó tìm nên anh phải chấp nhận mất thêm nhiều chi phí vận chuyển và thuê tạm một phòng trọ khác đắt hơn để đảm bảo cho cuộc sống gia đình. Lúc đó anh mới thấy tiếc những ngôi nhà trước đó mình đã bỏ qua mà giờ đã tăng giá chóng mặt.

Bất động sản là tài sản có giá trị lớn nên tâm lý người mua luôn chọn lựa rất kỹ càng. Tuy nhiên, khi thị trường có nhiều biến động, giá không ngừng tăng lên, người mua không nên quá chần chừ nếu chọn được một ngôi nhà tương đối ưng ý, thuộc khu vực thuận lợi, không phải sửa chữa quá nhiều và mức giá chấp nhận được. 

Vuột mất cơ hội mua nhà vì tâm lý “chậm mà chắc”

Bị vuột mất cơ hội trong khi đang tìm hiểu pháp lý là điều nhiều người mua nhà đã gặp phải. Tâm lý “chậm mà chắc” lúc này có đúng?

Người mua nhà đất không thể bỏ qua các bước kiểm tra tính pháp lý như kiểm tra thông tin trên giấy chứng nhận, kiểm tra thông tin trực tuyến, hỏi cán bộ tại phòng quản lý đô thị quận/huyện, xin văn bản trả lời về chứng chỉ quy hoạch… Để thực hiện đầy đủ các bước kiểm tra pháp lý trên nhằm đảm bảo 100% mức độ yên tâm sẽ tốn khá nhiều thời gian. Giải pháp để không muốn bị vuột mất cơ hội nhưng vẫn đảm bảo giao dịch an toàn, không gặp những vướng mắc về sau là người mua có thể tiến hành kiểm tra nhanh trên giấy chứng nhận và kiểm tra trực tuyến. Bước tiếp theo là đặt cọc cho người bán, kèm theo những điều khoản ràng buộc liên quan đến việc kiểm tra thông tin quy hoạch, hoặc đề nghị người bán hợp tác cùng xin chứng chỉ quy hoạch. Nếu kết quả không giống như thỏa thuận thì người bán phải trả lại tiền đặt cọc, còn nếu không có vấn đề phát sinh thì giao dịch sẽ tiếp tục diễn ra.

Không xem đến 10 căn nhà

Cho rằng xem đến 10 căn nhà sẽ tốn thời gian mà không thật sự cần thiết là một sai lầm của rất nhiều người mua nhà. Một trong những quy tắc khi mua nhà là quy tắc kết nối. Người mua nhà nên đi xem tối thiểu 10 căn nhà để lựa chọn và đưa ra quyết định. Càng mất công sức đi tìm hiểu và xem xét càng nhiều thì người mua càng có thêm dữ liệu để so sánh, đánh giá ngôi nhà nào là phù hợp và mức giá có quá chênh lệch so với thị trường hay không. Khi đó, cơ hội mua được ngôi nhà tốt sẽ càng nhiều hơn. 

Tần suất đi xem nhà của người mua để ở cũng nên cao hơn so với người mua để đầu tư do nhà để ở là nơi sinh sống ổn định lâu dài.

Kỳ vọng thương lượng giảm giá thêm vào phút chót 

Sau khi kiểm tra kỹ pháp lý ngôi nhà và thống nhất về giá cả, hai bên đi đến bước ký hợp đồng mua bán. Ở bước này, nhiều người mua kỳ vọng có thể tiếp tục thương lượng để giám giá thêm vì cho rằng người bán sẽ “xuống nước” cắt thêm một khoản vì không muốn mất thời gian và công sức rao bán lần nữa. Tuy nhiên khả năng này không dễ xảy ra. Thực tế đã có nhiều giao dịch không thể thành công do những bất đồng xảy ra ở bước này. 

Khi mua nhà, sau khi khảo sát và xem kỹ chất lượng công trình, tính pháp lý, phong thủy… nếu thấy công việc sửa chữa tốn nhiều chi phí và có nhiều điểm chưa hài lòng thì người mua có thể thương lượng giảm giá ngay với người bán để giao dịch được thuận lợi và nhanh chóng hơn trong những bước sau.

Khánh Trang

Chia sẻ bài viết

Xem thêm các bài khác

Bí quyết đầu tư

NHỮNG KINH NGHIỆM QUAN TRỌNG NHẤT CẦN LƯU Ý KHI MUA NHÀ ĐẤT

Mua bán nhà hiện nay tồn tại 3 loại giấy tờ: giấy tay, sổ đỏ hay sổ hồng. Mua nhà chỉ có giấy tay giá bao giờ cũng rẻ hơn nhưng độ rủi ro rất cao, nhiều trường hợp mất trắng. Mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng dù đắt tiền hơn nhưng bạn có thể yên tâm ngủ ngon. Nhà có đầy đủ giấy tờ được pháp luật công nhận sau này cũng dễ bán hơn.

7 bước kiểm tra khi mua nhà đất trên giấy để tránh sập bẫy dự án “ma”

Thời gian gần đây, các vụ điều tra và bắt giam lãnh đạo Công ty CP Địa ốc Alibaba, Angel Lina, Hoàng Kim Land cho thấy phần lớn các dự án được rao bán không đảm bảo điều kiện pháp lý, huy động vốn trái phép và có dấu hiệu lừa đảo khách hàng. Vậy, làm thế nào để người mua bất động sản không bị sập bẫy dự án “ma”?

Theo Luật sư Lương Ngọc Đinh (Công ty Luật Thịnh Việt Trí), trong bối cảnh thị trường địa ốc sốt nóng những năm 2016-2018, truyền thông và cơ quan chức năng đã cảnh báo nhiều về việc doanh nghiệp bất động sản bán dự án trên giấy, huy động vốn trái luật diễn ra khá phổ biến.

Thời gian gần đây, các vụ điều tra, bắt giam lãnh đạo Công ty CP Địa ốc Alibaba, Hoàng Kim Land, Angel Lina cho thấy khách hàng thiếu cảnh giác khi mua nhà đất trên giấy. Phần lớn các dự án “ma” được rao bán đều không đầy đủ pháp lý, huy động vốn trái luật, có dấu hiệu lừa đảo, chiếm dụng vốn thời gian dài.

Sở dĩ khách hàng lơ là bỏ qua các bước kiểm tra thông tin trước khi xuống tiền, tin vào kịch bản màu hồng một phần do thị trường bất động sản diễn biến quá tốt trong 3 năm trước. Những chiêu thức buôn bán gian lận dần bị lật tẩy khi thị trường bước vào giai đoạn khó khăn trong năm nay.

Theo luật sư Đinh, để tránh rơi vào cảnh “tiền mất tật mang”, người mua nhà đất dự án (bất động sản hình thành trong tương lai) nên có 7 bước kiểm tra như sau:

1. Tìm hiểu kỹ “lai lịch” của chủ đầu tư

Bên ký hợp đồng mua bán với khách hàng là công ty phát triển dự án, tức chủ đầu tư. Chủ đầu tư là bên sẽ chịu trách nhiệm chính về dự án nên khách hàng cần phải kiểm tra cẩn thận lai lịch, thông tin liên quan tới doanh nghiệp phát triển dự án. Thông qua đánh giá những dự án mà công ty thực hiện, người mua có thể kiểm tra được năng lực tài chính của chủ đầu tư.

Thông thường, chủ đầu tư uy tín sẽ có những dự án xây đúng tiến độ và thực hiện đúng theo cam kết về thi công nhà, tiện ích dự án, bàn giao sản phẩm, giấy chứng nhận quyền sở hữu đúng thời hạn. Khách hàng cần phải thận trọng hơn nữa khi kiểm tra thông tin của các doanh nghiệp địa ốc xuất hiện lần đầu trên thị trường. Sẽ là điểm trừ lớn nếu công ty từng vi phạm pháp luật. Do đó, trước khi quyết định xuống tiền đầu tư, người mua nên cân nhắc thật kỹ.

2. Kiểm tra pháp lý dự án

Người mua nên yêu cầu chủ đầu tư cung cấp văn bản cho phép dự án huy động vốn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều 55, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 quy định, khi có đủ giấy tờ về quyền sử dụng đất, thiết kế bản vẽ thi công, hồ sơ dự án được duyệt thì chủ dự án mới được đưa bất động sản hình thành tron tương lai vào kinh doanh. Khi mua nền đất dự án (xây nhà theo mẫu đã duyệt), khách hàng cần lưu ý tới giấy phép xây dựng cũng như giấy tờ nghiệm thu hoàn thành cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng tiến độ dự án.

Riêng đối với việc mua đất nền (nhà) tại dự án, chủ đầu tư thường lách luật để huy động vốn sớm thông qua hình thức ký hợp đồng cọc, đăng ký giữ chỗ, ký hợp đồng nguyên tắc, hợp đồng bảo đảm nhằm bán “lúa non”. Lý do là, pháp luật hiện hành chỉ cho phép chủ đầu tư bán nhà chứ không cho phép bán đất.

3. Đối chiếu pháp lý dự án với thông tin quảng cáo

Để hút khách, hầu hết dự án mở bán đều sử dụng nhiều chiêu thức marketing nhằm quảng bá sản phẩm. Vậy nhưng, người mua cần hết sức tỉnh táo bởi giữa quảng cáo và thực tế luôn tồn tại khoảng cách lớn. Do đó, việc đối chiếu thông tin quảng cáo với pháp lý dự án là bước rất quan trọng. Nếu thông tin quảng cáo đúng với quy hoạch, hồ sơ thiết kế dự án đã được duyệt thì nhà đầu tư mới xuống tiền. Bước kiểm tra này giúp khách hàng xác định được dự án là thật hay dự án “ma”.

4. Thực địa dự án

Khách hàng trước khi quyết định đầu tư hay không nên đi xem xét hiện trạng dự án trên thực tế. Qua đó, người mua sẽ biết được chủ đầu tư đã hoàn thành thi công hạ tầng hay chưa, vị trí dự án ra sao, môi trường xung quanh như thế nào. Thực tế cho thấy, không ít trường hợp đến khi được giao nhà đất mới phát sinh tranh chấp, khiếu kiện do nhà đầu tư bỏ qua bước thực địa dự án.

5. Xác định rõ loại hợp đồng sẽ ký

Khách hàng nên xác định rõ mình sẽ ký kết với chủ đầu tư dự án loại hợp đồng nào. Pháp luật về nhà ở hiện hành chỉ cho phép chủ dự án ký kết hợp đồng mua bán nhà đất với khách hàng khi đã có đủ điều kiện huy động vốn. Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, khiếu kiện giữa hai bên mua – bán, những hình thức huy động vốn khác đều không có giá trị pháp lý.

Minh chứng là, phần lớn các vụ lừa bán dự án “ma”, phát sinh tranh chấp tại Công ty CP Địa ốc Alibaba, Hoàng Kim Land, Angel Lina đều có chung đặc điểm là chủ đầu tư ký với khách hàng hợp đồng hứa mua hứa bán, hợp đồng thỏa thuận đầu tư, hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp đồng ủy quyền. Khi tranh chấp xảy ra, những loại hợp đồng này đều không có giá trị cao về mặt pháp lý trong việc bảo vệ quyền lợi của người  mua.

6. Đề xuất sửa đổi điều khoản bất lợi

Đối với hợp đồng mua bán ký với chủ dự án, người mua bất động sản nên xem xét, đề xuất sửa đổi những điều khoản bất lợi cho mình. Phần lớn những điều khoản này theo hợp đồng mầu do chủ dự án soạn sẵn nên thường khiến khách hàng bất lợi. Song, khách hàng hoàn toàn có quyền đề nghị đàm phán, sửa đổi sao cho phù hợp với luật định.

7. Kiểm tra dự án có đang chấp ngân hàng

Người mua nhà đất nên kiểm tra xem chủ đầu tư có mang dự án thế chấp ngân hàng. Bước này giúp nhà đầu tư tránh mua phải bất động sản đang bị sở hữu chéo, tức bị thế chấp tại nhiều tổ chức tín dụng. Khách hàng có thể kiểm tra việc thế chấp trong văn bản huy động vốn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhà đầu tư nên theo dõi, giám sát chặt chẽ dự án nếu chủ đầu tư thế chấp dự án. Cùng với đó, khách hàng nên yêu cầu chủ đầu tư cung cấp tiến độ giải chấp, tiến độ thực hiện dự án trước thời điểm bàn giao cho bên mua.

Theo Vnexpress

Chia sẻ bài viết

Xem thêm các bài khác

Bí quyết đầu tư

NHỮNG KINH NGHIỆM QUAN TRỌNG NHẤT CẦN LƯU Ý KHI MUA NHÀ ĐẤT

Mua bán nhà hiện nay tồn tại 3 loại giấy tờ: giấy tay, sổ đỏ hay sổ hồng. Mua nhà chỉ có giấy tay giá bao giờ cũng rẻ hơn nhưng độ rủi ro rất cao, nhiều trường hợp mất trắng. Mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng dù đắt tiền hơn nhưng bạn có thể yên tâm ngủ ngon. Nhà có đầy đủ giấy tờ được pháp luật công nhận sau này cũng dễ bán hơn.

Điều chỉnh quy hoạch phân khu rộng 1.800 ha thuộc Khu đô thị mới Nhơn Trạch

UBND tỉnh Đồng Nai vừa có quyết định về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5.000 phân khu 3.1 theo điều chỉnh quy hoạch chung đô thị mới Nhơn Trạch.

Theo quyết định về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5.000 phân khu 3.1 theo điều chỉnh quy hoạch chung đô thị mới Nhơn Trạch đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050 của tỉnh Đồng Nai, phân khu 3.1 nằm ở phía bắc huyện Nhơn Trạch tiếp giáp với đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây thuộc ranh giới hành chính phần lớn xã Phước Thiền, một phần phía bắc của xã Phú Hội và phần đông bắc của xã Long Tân.

Phân khu này có quy mô diện tích hơn 1.800 ha. Quy mô dân số đến năm 2035 khoảng 22.000 người; giai đoạn sau năm 2035, khi lấp đầy dự báo có khả năng dung nạp tối đa khoảng 46.000 – 49.500 người.

Về tính chất lập quy hoạch, phân khu 3.1 là khu đô thị dịch vụ tổng hợp đầu mối cấp vùng, là đô thị cửa ngõ phía đông bắc, trung tâm công cộng – thương mại – dịch vụ của khu vực.

Đây cũng là khu đô thị du lịch, khu du lịch sinh thái và hành lang cây xanh sinh thái ven sông, đồng thời là khu đô thị đại học (làng đại học) bao gồm các khu chức năng: các trường đại học, giáo dục hướng nghiệp, khu dân cư đô thị hỗn hợp, khu trung tâm thương mại dịch vụ.

Mục tiêu của việc lập quy hoạch là khai thác và phát huy thế mạnh về phát triển đô thị tại khu vực cửa ngõ phía bắc của đô thị Nhơn Trạch, từ đó tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế – xã hội, đẩy nhanh tiến độ đầu tư, hình thành các khu đô thị tại khu vực tạo cơ sở pháp lý cho việc lập quy hoạch chi tiết, các dự án đầu tư xây dựng, quản lý xây dựng và kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch.

Trước đó, năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị mới Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến năm 2035 tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, phạm vi quy hoạch gồm toàn bộ khu hành chính huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, với tổng diện tích 41.078 ha, với tính chất là đô thị công nghiệp – cảng, đô thị vệ tinh vùng TP.HCM, có vị trí quan trọng về giao thông vận tải, an ninh, quốc phòng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Cũng theo phê duyệt của Thủ tướng thì đô thị Nhơn Trạch sẽ phát triển theo mô hình tập trung đơn cực, kết nối liên thông với khu vực đô thị Long Thành bằng tuyến đường 319 kéo dài và hành lang cảnh quan sông Đồng Nai.Trong đó, phần định hướng quy hoạch đến năm 2025, được dự báo quy mô dân số khoảng 260.000 – 280.000 người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 60-65%. Tầm nhìn đến năm 2035 ước dân số khoảng 340.000 – 360.000 người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 62-70%.

Quy mô sử dụng đất đến năm 2025 khoảng 8.633 ha đất xây dựng đô thị. Trong đó, đất dân dụng khoảng 1.639 ha (chỉ tiêu 96,4 m2/người). Đến năm 2035, đất xây dựng sẽ tăng lên 12.920 ha, trong đó đất dân dụng sẽ chiếm 2.335 ha (chỉ tiêu 97,2 m2/người).

Khu vực phát triển mật độ cao bao gồm: toàn bộ vùng đất gò đồi giới hạn bởi các tuyến đường 25A, hương lộ 19 và đường tỉnh 769. Khu vực hạn chế phát triển: xây dựng mật độ thấp thuộc vùng đất thấp trũng dọc các sông Đồng Nai, Nhà Bè, Lòng Tàu, Đồng Tranh, Thị Vải… hạn chế sự ảnh hưởng đến thoát nước trong vùng và các yếu tố môi trường, biến đổi khí hậu. Duy trì vùng sinh thái nông nghiệp và bảo tồn vùng rừng ngập mặn.

Ngoài ra, sẽ phát triển mở rộng từ xã Hiệp Phước (đô thị loại V hiện hữu) và trung tâm huyện Nhơn Trạch để hình thành khu vực trung tâm đô thị. Mở rộng khu vực trung tâm đô thị về phía Bắc và phía Đông đến hết ranh giới huyện Nhơn Trạch, về phía Nam đến đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, về phía Tây đến đường qua phà Cát Lái đi TP.HCM.

Nguồn: Đình Nguyễn

Chia sẻ bài viết

Xem thêm các bài khác

Bí quyết đầu tư

NHỮNG KINH NGHIỆM QUAN TRỌNG NHẤT CẦN LƯU Ý KHI MUA NHÀ ĐẤT

Mua bán nhà hiện nay tồn tại 3 loại giấy tờ: giấy tay, sổ đỏ hay sổ hồng. Mua nhà chỉ có giấy tay giá bao giờ cũng rẻ hơn nhưng độ rủi ro rất cao, nhiều trường hợp mất trắng. Mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng dù đắt tiền hơn nhưng bạn có thể yên tâm ngủ ngon. Nhà có đầy đủ giấy tờ được pháp luật công nhận sau này cũng dễ bán hơn.

4 sai lầm phổ biến khiến nhà đầu tư BĐS “ném tiền qua cửa sổ”

“Rót tiền” vào bất động sản được xem là kênh đầu tư thông minh, sinh lời hấp dẫn; tuy nhiên phải đúng cách, đúng thời điểm nếu không muốn “tiền mất tật mang”. Dưới đây là 4 sai lầm phổ biến mà nhiều nhà đầu tư thường mắc phải khi bỏ vốn vào thị trường đầy hứa hẹn này.

1. Mơ hồ về thị trường

Việc cho rằng người khác kiếm được lợi nhuận thì mình cũng có thể “hái ra tiền” từ bất động sản mà không cần kiến thức là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Dù không có kinh nghiệm nhưng trước khi “rót tiền” vào lĩnh vực này, nhà đầu tư cần phải nắm được các kiến thức cơ bản như: Pháp lý nhà, đất; giá cả, xu hướng thị trường; rủi ro tiềm ẩn… Những kiến thức này có thể giúp nhà đầu tư tự đánh giá sản phẩm bất động sản và đưa ra quyết định đúng đắn hơn, thay vì chỉ nghe theo lời giới thiệu từ chủ đầu tư hay môi giới dự án.

Học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước hoặc nhờ đến sự tư vấn của luật sư (đối với vấn đề pháp lý), môi giới bất động sản (vấn đề về giá cả, thị trường) cũng là một cách để nhà đầu tư nghiệp dư yên tâm hơn về tính an toàn và khả năng sinh lời của giao dịch.

2. Quá phụ thuộc vào đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính là việc nhà đầu tư thế chấp bất động sản của mình để vay tiền, mua thêm nhà đất khác, và cứ thế lặp lại quá trình này liên tiếp. Về lý thuyết, cách đầu tư này rất hấp dẫn song trên thực tế, việc sử dụng đòn bẩy tài chính chỉ hiệu quả khi nhà đầu tư chọn đúng sản phẩm bất động sản. Nếu rót vốn “nhầm” vào những bất động sản thanh khoản kém, ít giá trị, nhà đầu tư rất dễ bị mắc kẹt, thậm chí vỡ nợ vì tài sản mất giá, khó bán ra nhưng tiền nợ, lãi ngân hàng vẫn phải trả đều.

Để không quá phụ thuộc vào đòn bẩy tài chính dẫn đến “tiền mất tật mang”, nhà đầu tư nên lưu ý quy tắc 50%, nghĩa là tiền vay không vượt quá 50% giá sản phẩm và tiền trả hàng tháng không vượt quá 50% tổng thu nhập. Ngoài ra, nhà đầu tư cần phải sáng suốt lựa chọn sản phẩm bất động sản tiềm năng, nên nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia, môi giới bất động sản hoặc những người có kinh nghiệm để đưa ra những quyết định đầu tư phù hợp, hiệu quả nhất. 

3. Đầu tư theo đám đông

Không ít nhà đầu tư mỏng vốn, non kinh nghiệm hay thiếu kiến thức thị trường nhưng vẫn liều lĩnh chạy theo đám đông với mong muốn nhanh có lãi. Nhóm đầu tư này thường đổ vốn vào những khu vực có đông người mua bán, với suy nghĩ nếu không có lợi sao người khác lại đổ xô vào thị trường này. Trước những lời quảng cáo như “rót mật vào tai”, thậm chí là luồng thông tin truyền miệng thổi phồng thị trường, “bánh vẽ” về sản phẩm bất động sản, họ đều dễ dàng tin ngay. Cách đưa ra quyết định đầu tư này hoàn toàn dựa trên cảm tính nhất thời thay vì phân tích và đánh giá cụ thể.

Nhưng trên thực tế, rất nhiều nhà đầu tư đã phải “ngậm trái đắng” vì chạy theo tâm lý đám đông. Ông Nguyễn Lộc Hạnh, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Bất động sản Ngọc Châu Á cho rằng khi thị trường nóng sốt, có thể xuất hiện cùng lúc nhiều nhà đầu tư chạy theo đám đông. Tuy nhiên, sau đợt tăng nóng và sốt đất, thị trường sẽ dần đào thải những nhà đầu tư cảm tính này. Do vậy, thay vì vội vàng chạy theo đám đông, nhà đầu tư cần tham khảo thông tin một cách sáng suốt bởi không phải dữ liệu nào cũng chính xác và phản ánh đúng tình hình thị trường.

4. Tâm lý “được ăn cả ngã về không”

Dồn hết tiền vào một chỗ là cách đầu tư rất mạo hiểm dễ khiến nhà đầu tư mất tiền oan. Bởi lẽ giao dịch bất động sản thường có giá trị lớn, nếu nhà đầu tư “đặt hết trứng vào một giỏ” với tâm lý “được ăn cả ngã về không”, thì khi gặp biến cố bất ngờ hoặc đúng thời điểm thị trường khó khăn sẽ không kịp xoay sở.

Thay vì dồn hết tiền vào một chỗ, nhà đầu tư nên phân tán ngân sách vào nhiều danh mục đầu tư, đa dạng hóa loại hình/ phân khúc/ khu vực bất động sản để giảm thiểu rủi ro. Trong đó, cần xác định 1 – 2 danh mục chủ đạo, có tiềm năng sinh lời hiệu quả nhất để ưu tiên dòng tiền. Đừng quên lập kế hoạch chi tiết để xác định kỳ vọng lợi nhuận mà dòng sản phẩm mang lại, nguồn tài chính dành cho dòng sản phẩm này cũng như mức độ chịu đựng rủi ro có thể xảy ra để luôn chủ động trong mọi tình huống.

Linh Phương (TH) – dothi.net

 

Chia sẻ bài viết

Xem thêm các bài khác

Bí quyết đầu tư

NHỮNG KINH NGHIỆM QUAN TRỌNG NHẤT CẦN LƯU Ý KHI MUA NHÀ ĐẤT

Mua bán nhà hiện nay tồn tại 3 loại giấy tờ: giấy tay, sổ đỏ hay sổ hồng. Mua nhà chỉ có giấy tay giá bao giờ cũng rẻ hơn nhưng độ rủi ro rất cao, nhiều trường hợp mất trắng. Mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng dù đắt tiền hơn nhưng bạn có thể yên tâm ngủ ngon. Nhà có đầy đủ giấy tờ được pháp luật công nhận sau này cũng dễ bán hơn.