CHU KỲ NHỮNG CƠN SỐT BĐS

1. “NÓNG” VÀ “SỐT” (2000 – 2003)

Năm 2000, Luật Doanh nghiệp ra đời, Luật đầu tư nước ngoài tiếp theo vào 2001. Người đầu tư đánh giá chủ trương cho Việt kiều mua nhà và ban hành giá đất mới sẽ có triển vọng cho thị trường nhà đất. Thêm vào đó giai đoạn này, trong khi các nước khác trong khu vực đang phải khắc phục hậu quả khủng hoảng tài chính. Thì nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững đã tạo uy tín lớn trong môi trường quốc tế, thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài.

2. “ĐÓNG BĂNG” TOÀN PHẦN (2004 – 2006)

Sự xuất hiện của đại dịch SARS và sự điều chỉnh của Nhà Nước bằng chỉ thị 17 về một số biện pháp cấp bách và tăng cường quản lý đất đai. Đồng thời, trong năm 2004 Chính phủ ban hành Nghị định 182 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Trong đó, Nghị định 181 ngày 29.10.2004 của Chính phủ quy định “dự án phải xây dựng nhà xong mới được bán” không cho phép bán đất nền đã tác động mạnh đến thị trường BĐS.

3. KHỞI SẮC (2007 – 2008)

Nguyên nhân của việc tăng trưởng bất ngờ và mạnh mẽ của thị trường bất động sản năm 2007 một phần là do sự thay đổi của chính sách. Từ 1.1.2007 Luật Kinh doanh BĐS có hiệu lực, cùng sự ra đời quy định chính sách kinh doanh bất động sản giúp các nhà đầu tư yên tâm hơn khi tham gia thị trường. Hành lang pháp lý cho thị trường ngày càng trở nên rõ ràng, hợp lý như Luật Đăng ký BĐS, Luật thuế sử dụng đất, Luật Nhà ở, chính sách áp dụng cho Việt kiều mua nhà… đã được hoàn thiện và bắt đầu có hiệu lực. Việc này phần nào tạo ra những dự đoán về sự bùng nổ thị trường BĐS trong năm 2007.

4. SUY THOÁI NẶNG NỀ (2009 – 2013)

Ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, kinh tế Việt Nam suy thoái, lạm phát và nợ xấu tăng nhanh (cả năm 2009 tăng 19,89%), lãi suất vay ngân hàng rất cao (23-24%/năm). Chính sách thắt chặt tín dụng của Chính phủ nhằm kiểm soát bóng bóng BĐS và kiềm chế lạm phát khiến thị trường lập tức bị ảnh hưởng nặng nề. Giá BĐS giảm mạnh trung bình 40-50%.

5. TRỞ LẠI MẠNH MẼ (2014 – 2018)

Năm 2014, Luật Kinh doanh Bất động sản ra đời mở rộng cơ hội cho người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Giai đoạn này thị trường xuất hiện nhiều loại hình bất động sản mới gia nhập như: Officetel, condotel, shophouse, BĐS công nghiệp. Trong năm 2018, thị trường xảy ra các đợt sốt đất lan rộng tại nhiều khu vực trên cả nước.

6. CHỮNG LẠI VÀ CÓ CHIỀU HƯỚNG ĐI XUỐNG (2020 – NAY)

Bước sang năm 2020, đại dịch toàn cầu Covid-19 tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế và thị trường bất động sản. Nguồn cung tiếp tục khan khiếm, giao dịch “lặng sóng”, giá đi ngang.

Các giai đoạn thăng trầm của thị trường bất động sản cho thấy xu thế tăng trưởng lên, xuống của thị trường đi đôi với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Trong đó, thị trường chịu sự tác động mạnh mẽ từ 3 yếu tố:

    + Quá trình đô thị hóa, phát triển hạ tầng đô thị;

    + Hệ thống chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng;

    + Hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế.

 – Có một sự trùng hợp thú vị là những lần thị trường BĐS đi xuống luôn gắn liền với sự xuất hiện của một đại dịch (SARS 2003, H1N1 2010 và COVID-19 2020).

  – Liệu rằng thị trường có lặp lại lịch sử với một sự thăng tiến mạnh mẽ khi đại dịch đi qua. Tương lai thì không thể đoán trước, nhưng dựa vào quá khứ chúng ta có thể dự đoán phần nào. Thêm vào đó sẽ có những chính sách hỗ trợ của Chính Phủ nhằm khôi phục nền kinh tế sau dịch.

  – Trong “Nguy” thì có “Cơ”, đây sẽ là thời điểm cho những nhà đầu tư thông thái và có kinh nghiệm. Đại dịch rồi sẽ qua đi, chúng ta hãy cùng chờ đón những điều tốt đẹp ở phía trước.

Nguồn: Tuấn Minh

Chia sẻ bài viết

Xem thêm các bài khác

Bí quyết đầu tư

NHỮNG KINH NGHIỆM QUAN TRỌNG NHẤT CẦN LƯU Ý KHI MUA NHÀ ĐẤT

Mua bán nhà hiện nay tồn tại 3 loại giấy tờ: giấy tay, sổ đỏ hay sổ hồng. Mua nhà chỉ có giấy tay giá bao giờ cũng rẻ hơn nhưng độ rủi ro rất cao, nhiều trường hợp mất trắng. Mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng dù đắt tiền hơn nhưng bạn có thể yên tâm ngủ ngon. Nhà có đầy đủ giấy tờ được pháp luật công nhận sau này cũng dễ bán hơn.