ĐẶT CỌC BẤT ĐỘNG SẢN NHƯ THẾ NÀO ĐỂ HẠN CHẾ RỦI RO ?

Đặt cọc trong giao dịch BĐS là hình thức rất phổ biến diễn ra trước khi giao – ký kết hợp đồng chuyển nhượng nhà đất (mua/bán). Tuy nhiên để tránh các rủi ro khi đặt cọc BĐS, hãy đọc bài viết sau đây: 

1. Trước khi ký hợp đồng đặt cọc:

Để hạn chế rủi ro khi ký hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất, trước hết người mua cần phải xác định tính hợp pháp của bất động sản, kiểm tra xem căn nhà đó có đủ điều kiện để bán hay không.

Người mua nên yêu cầu người bán cung cấp đầy đủ bản sao có công chứng mới nhất của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ hồng) của ngôi nhà cùng hộ khẩu,

chứng minh nhân dân của người bán (của cả vợ chồng nếu người bán đã có vợ, chồng).

Đồng thời, đến UBND cấp xã nơi có đất yêu cầu cung cấp các thông tin về nhà ở để kiểm tra điều kiện nhà ở bán trước khi đặt cọc.

2. Khi tiến hành ký kết hợp đồng đặt cọc:

Việc đầu tiên cần xác định là chủ thể sẽ ký kết hợp đồng đặt cọc bất động sản.

Chủ thể ký kết sẽ là chủ thể có tên trong sổ hồng hoặc giấy tờ tương đương.

Nếu người bán đã có vợ/chồng thì khi ký phải có đủ vợ và chồng của bên bán, không để trường hợp chỉ một người ký sau này rất rắc rối.

Nếu đồng sở hữu đông người thì cần yêu cầu tất cả những người có trong sổ hồng cùng ký.

Trường hợp có giấy ủy quyền từ chủ sở hữu thì cần phải xác định giới hạn ủy quyền của người được ủy quyền để không xảy ra trường hợp vượt quá giới hạn ủy quyền.

Việc ủy quyền phải được thành lập bằng văn bản và có công chứng thì mới được xem là hợp pháp.

Hợp đồng đặt cọc có thể công chứng hoặc không.

Nếu không công chứng, hợp đồng vẫn có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, để tránh tranh chấp hoặc các rủi ro khác thì các bên nên công chứng hoặc chứng thực.

Trong trường hợp đặt cọc không cần công chứng, quá trình đặt cọc nên có người làm chứng.

Người làm chứng tốt nhất không có quan hệ họ hàng đối với cả hai bên mua và bán.

Trong hợp đồng, họ cần ghi rõ những thông tin cá nhân cơ bản (họ tên, ngày sinh, chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú…), kèm theo đó là việc ký/ điểm chỉ, lời xác nhận rõ ràng về việc làm chứng.

Tốt nhất, không nên đặt cọc, mua bán bằng ngoại tệ bởi việc mua bán này có thể bị vô hiệu, gây thiệt hại cho các bên.

Nguồn: Vũ Khỏe

Chia sẻ bài viết

Xem thêm các bài khác

Bí quyết đầu tư

NHỮNG KINH NGHIỆM QUAN TRỌNG NHẤT CẦN LƯU Ý KHI MUA NHÀ ĐẤT

Mua bán nhà hiện nay tồn tại 3 loại giấy tờ: giấy tay, sổ đỏ hay sổ hồng. Mua nhà chỉ có giấy tay giá bao giờ cũng rẻ hơn nhưng độ rủi ro rất cao, nhiều trường hợp mất trắng. Mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng dù đắt tiền hơn nhưng bạn có thể yên tâm ngủ ngon. Nhà có đầy đủ giấy tờ được pháp luật công nhận sau này cũng dễ bán hơn.