KIẾN NGHỊ HƠN 27.000 TỶ ĐỒNG LÀM ĐƯỜNG KẾT NỐI CẢNG BIỂN

6 dự án giao thông kết nối cảng biển ở TP HCM được đề xuất ưu tiên đầu tư để giảm ùn tắc, đồng bộ với việc thu phí hạ tầng xung quanh các cảng từ đầu tháng 7.

Kiến nghị vừa được Sở Giao thông Vận tải gửi UBND thành phố, nhằm xây dựng phương án phân bổ vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, trình Chính phủ và Quốc hội thông qua trước khi giao kế hoạch vốn chính thức.

CD5 NGÀY 14.04 1

Trong 6 dự án, nút giao Mỹ Thuỷ (TP Thủ Đức), tổng vốn hơn 3.600 tỷ đồng hiện được triển khai. Dự án đang thực hiện giai đoạn hai với các công trình như cầu Mỹ Thuỷ 3, Kỳ Hà 4, cầu vượt cho xe rẽ trái từ cảng Cát Lái đi cầu Phú Mỹ cùng các nhánh rẽ, hầm chui… Tuy nhiên việc triển khai đang bị vướng do bồi thường giải phóng mặt bằng tách thành dự án riêng, làm tổng mức đầu tư tăng và phải điều chỉnh lại chủ trương đầu tư.

Trước đó giai đoạn một dự án nút giao Mỹ Thuỷ tổng vốn 838 tỷ đồng đã đưa vào khai thác nhiều công trình như hầm chui, cầu vượt… Các công trình tiếp theo khi đầu tư hoàn thành kỳ vọng giảm ùn tắc, tai nạn, tăng khả năng chuyển chở hàng hoá các đường Đồng Văn Cống, Võ Chí Công, Nguyễn Thị Định ra vào cảng Cát Lái – cảng đứng đầu cả nước về sản lượng hàng hóa.

Hai đoạn 1 và 2, dài 6km thuộc tuyến Vành đai 2 đi qua địa bàn TP Thủ Đức cũng được Sở Giao thông Vận tải đề nghị ưu tiên bố trí vốn thực hiện. Đoạn 1 từ cầu Phú Hữu đến Xa lộ Hà Nội, dài 3,5 km (gồm cả xây dựng nút giao Bình Thái), tổng vốn hơn 9.000 tỷ đồng. Đoạn 2 từ nút giao Bình Thái trên Xa lộ Hà Nội đến đường Phạm Văn Đồng, dài 2,5 km (gồm cả xây dựng nút giao Phạm Văn Đồng – Vành đai 2), tổng vốn 5.569 tỷ đồng.

Hai đoạn này có vai trò quan trọng giúp phân luồng, giảm áp lực giao thông trên các tuyến xa lộ Hà Nội, quốc lộ 1… cũng như tăng kết nối các cảng tại TP Thủ Đức như Phú Hữu, Trường Thọ, Cát Lái…

CD5 NGÀY 14.04 2

Ngoài các dự án nói trên, Sở Giao thông Vận tải cũng kiến nghị ưu tiên vốn đầu tư 3 tuyến: xây dựng hoàn chỉnh trục đường Bắc – Nam, dài 6,7 km từ đường Nguyễn Văn Linh đến cầu Bà Chiêm (quận 7, huyện Nhà Bè), tổng vốn hơn 7.000 tỷ đồng; hoàn thiện hai đoạn Vành đai phía Đông tại TP Thủ Đức, gồm: từ cầu Phú Mỹ đến nút giao Mỹ Thủy (dài 2,9 km, vốn hơn 1.200 tỷ đồng) và từ nút giao Mỹ Thủy đến nút giao Nguyễn Duy Trinh – Vành đai 2 (dài 2,2km, vốn hơn 1.000 tỷ đồng). Đây đều là các dự án quan trọng, tăng kết nối khu vực cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) và Cát Lái.

Các bến cảng chính tại TP HCM nằm dọc theo sông từ phía Đông xuống Nam, trải dài qua TP Thủ Đức cùng các quận huyện như 4, 7, Nhà Bè và kết nối nhiều trục đường chính với chiều dài hơn 80 km. Lượng hàng hóa qua cảng biển tại thành phố hiện vượt dự báo của năm 2025. Trong khi việc vận chuyển chủ yếu bằng đường bộ khiến quá tải ở đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7); Mai Chí Thọ, Đồng Văn Cống, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Duy Trinh (TP Thủ Đức)…

Cuối năm 2020, đề án thu phí hạ tầng cảng biển ở TP HCM được thông qua, triển khai từ đầu tháng 7 năm nay, kỳ vọng thu hơn 3.000 tỷ đồng mỗi năm . Kinh phí này sau đó đầu tư, nâng cấp hạ tầng xung quanh cảng biển. Theo Sở Giao thông Vận tải, để tạo sự đồng thuận và hiệu quả trong việc triển khai thu phí, các tuyến đường gần cảng cần được ưu tiên nguồn lực thực hiện.

Trường hợp khó cân đối kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Sở Giao thông Vận tải để xuất ngưng hoặc giãn tiến độ đầu tư các dự án chưa thực sự cấp bách để tập trung nguồn lực cho 6 dự án nêu trên.

Nguồn: Gia Minh – Vnexpress

Chia sẻ bài viết

Xem thêm các bài khác

Bí quyết đầu tư

NHỮNG KINH NGHIỆM QUAN TRỌNG NHẤT CẦN LƯU Ý KHI MUA NHÀ ĐẤT

Mua bán nhà hiện nay tồn tại 3 loại giấy tờ: giấy tay, sổ đỏ hay sổ hồng. Mua nhà chỉ có giấy tay giá bao giờ cũng rẻ hơn nhưng độ rủi ro rất cao, nhiều trường hợp mất trắng. Mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng dù đắt tiền hơn nhưng bạn có thể yên tâm ngủ ngon. Nhà có đầy đủ giấy tờ được pháp luật công nhận sau này cũng dễ bán hơn.

ĐẶT CỌC BẤT ĐỘNG SẢN NHƯ THẾ NÀO ĐỂ HẠN CHẾ RỦI RO ?

Đặt cọc trong giao dịch BĐS là hình thức rất phổ biến diễn ra trước khi giao – ký kết hợp đồng chuyển nhượng nhà đất (mua/bán). Tuy nhiên để tránh các rủi ro khi đặt cọc BĐS, hãy đọc bài viết sau đây: 

1. Trước khi ký hợp đồng đặt cọc:

Để hạn chế rủi ro khi ký hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất, trước hết người mua cần phải xác định tính hợp pháp của bất động sản, kiểm tra xem căn nhà đó có đủ điều kiện để bán hay không.

Người mua nên yêu cầu người bán cung cấp đầy đủ bản sao có công chứng mới nhất của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ hồng) của ngôi nhà cùng hộ khẩu,

chứng minh nhân dân của người bán (của cả vợ chồng nếu người bán đã có vợ, chồng).

Đồng thời, đến UBND cấp xã nơi có đất yêu cầu cung cấp các thông tin về nhà ở để kiểm tra điều kiện nhà ở bán trước khi đặt cọc.

2. Khi tiến hành ký kết hợp đồng đặt cọc:

Việc đầu tiên cần xác định là chủ thể sẽ ký kết hợp đồng đặt cọc bất động sản.

Chủ thể ký kết sẽ là chủ thể có tên trong sổ hồng hoặc giấy tờ tương đương.

Nếu người bán đã có vợ/chồng thì khi ký phải có đủ vợ và chồng của bên bán, không để trường hợp chỉ một người ký sau này rất rắc rối.

Nếu đồng sở hữu đông người thì cần yêu cầu tất cả những người có trong sổ hồng cùng ký.

Trường hợp có giấy ủy quyền từ chủ sở hữu thì cần phải xác định giới hạn ủy quyền của người được ủy quyền để không xảy ra trường hợp vượt quá giới hạn ủy quyền.

Việc ủy quyền phải được thành lập bằng văn bản và có công chứng thì mới được xem là hợp pháp.

Hợp đồng đặt cọc có thể công chứng hoặc không.

Nếu không công chứng, hợp đồng vẫn có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, để tránh tranh chấp hoặc các rủi ro khác thì các bên nên công chứng hoặc chứng thực.

Trong trường hợp đặt cọc không cần công chứng, quá trình đặt cọc nên có người làm chứng.

Người làm chứng tốt nhất không có quan hệ họ hàng đối với cả hai bên mua và bán.

Trong hợp đồng, họ cần ghi rõ những thông tin cá nhân cơ bản (họ tên, ngày sinh, chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú…), kèm theo đó là việc ký/ điểm chỉ, lời xác nhận rõ ràng về việc làm chứng.

Tốt nhất, không nên đặt cọc, mua bán bằng ngoại tệ bởi việc mua bán này có thể bị vô hiệu, gây thiệt hại cho các bên.

Nguồn: Vũ Khỏe

Chia sẻ bài viết

Xem thêm các bài khác

Bí quyết đầu tư

NHỮNG KINH NGHIỆM QUAN TRỌNG NHẤT CẦN LƯU Ý KHI MUA NHÀ ĐẤT

Mua bán nhà hiện nay tồn tại 3 loại giấy tờ: giấy tay, sổ đỏ hay sổ hồng. Mua nhà chỉ có giấy tay giá bao giờ cũng rẻ hơn nhưng độ rủi ro rất cao, nhiều trường hợp mất trắng. Mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng dù đắt tiền hơn nhưng bạn có thể yên tâm ngủ ngon. Nhà có đầy đủ giấy tờ được pháp luật công nhận sau này cũng dễ bán hơn.