‘Tay to’ ôm tiền vào Đà Nẵng gom đất: Tin đồn tung ra, thị trường có biến

Thời gian qua, trên thị trường bất động sản Đà Nẵng nhiều cò đất phao tin có đại gia từ Hà Nội, TP.HCM đang tìm mua, gom đất Đà Nẵng hay đất Đà Nẵng, Quảng Nam đang ấm trở lại từ sau Tết, đến tháng 6 là tăng cao,…

Cò đất vẽ sóng tăng giá đầu năm

Ghi nhận tại một số khu đô thị ở Đà Nẵng, nhiều sàn giao dịch bất động sản (BĐS) đã mở cửa từ sau Tết nguyên đán Tân Sửu 2021. Thời gian qua, thị trường BĐS Đà Nẵng cũng râm ran với thông tin đất nền Đà Nẵng “nóng” trở lại.

Khảo sát trên các trang rao bán BĐS, hội nhóm nhà đất Đà Nẵng cũng xuất hiện nhiều thông tin đăng bán đất Đà Nẵng với giá cao hơn so với mặt bằng trước Tết. Thậm chí, nhiều cò đất còn phao tin có đại gia từ Hà Nội, TP.HCM đang tìm mua, gom đất Đà Nẵng, hay đất Đà Nẵng và Quảng Nam đang ấm trở lại từ sau Tết, đến tháng 6 là tăng cao,…

Ghi nhận thực tế cho thấy, ở khu vực Golden Hills vẫn không có sự thay đổi, như với diện tích lô đất 125m2, mặt tiền đường 7,5m tại khu B có giá khoảng 2,2 tỷ đồng.

Khu vực Nam Hòa Xuân giá rao bán đã có sự “nhích” nhẹ. Lô thấp nhất thời điểm này khoảng 2,65 tỷ đồng, giá này cao hơn 100 triệu đồng so với thời điểm đầu tháng 12/2020.

Anh N.V.T một người nắm rõ thị trường đất ở Đà Nẵng thừa nhận, giá đất ở khu vực Hòa Xuân có tăng, tuy nhiên đây là hình thức một số nhà môi giới bắt tay nhau để thực hiện các giao dịch nhằm tạo trị trường sôi nổi.

“Đúng là giá đất rao bán có tăng, tuy nhiên không có giao dịch thực tế, nếu có mua nữa thì thực hiện nội bộ để tạo thị trường. Nắm tâm lý đầu năm khách hàng muốn đầu tư gì đó nên hiện nay có một số sàn cho phao tin để dịch giá. Ở Hòa Xuân khu vực Cồn Dầu và Đầm Sen được bơm giá nhiều nhất”, anh T. cho biết.

Cùng quan điểm, anh Đ.H (khu vực Hòa Xuân) cho biết, gần Tết một số sàn và “cò” gom đất rồi đẩy giá lên để tạo cơn sốt ảo. Với những nhà đầu tư có kinh nghiệm họ sẽ nắm bắt được và không mua thời điểm này.

“Bây giờ môi giới làm giá lên thôi, giao dịch chủ yếu họ tự viết cọc cho nhau. Cứ sau Tết, nhiều cò đất lại giở chiêu đồn thổi để thổi giá đất ấm, sốt trở lại. Cuối năm 2020 thị trường Đà Nẵng vẫn còn trầm lắng nên không thể nào sốt trở lại ngay đầu năm 2021”, anh H. cho hay.

Anh L.Q. – một nhà đầu tư ở Hà Nội cho biết, trong khoảng đầu năm 2019 khi đất đang “sốt” anh có mua 3 miếng đất vì thấy đất tốt nên quyết vay tiền đầu tư, không ngờ trong suốt năm 2019 sang đến năm 2020 ảnh hưởng của dịch bệnh thị trường sụt giá đất nên phải bán cắt lỗ, giờ vẫn đang tiếp tục rao bán thấy người quan tâm rất ít, chưa thoát được hàng.

“Năm 2020 thị trường BĐS Đà Nẵng cũng bị ảnh hưởng nhiều từ dịch bệnh du lịch ảm đạm, không ít khách sạn, nhà hàng cũng rao bán. Hơn nữa từ sau cơn sốt đất vài năm trước, mặt bằng giá đất đã bị đẩy quá cao vượt xa khả năng của nhiều người có nhu cầu mua ở thật nên để tăng nóng, sốt là khó xảy ra” – a Q. đánh giá.

Trên một trang quảng cáo nhà đất, có tới hàng chục thông tin rao bán khách sạn ở Đà Nẵng được đưa lên trong ngày 22/2. Đơn cử, một khách sạn 4 sao trên đường Võ Nguyên Giáp có diện tích 600m2, cao 19 tầng với 125 phòng lưu trú và 2 phòng hội nghị được rao bán giá 440 tỷ đồng.

Tương tự, trên các tuyến đường như Hà Bổng, Trần Bạch Đằng, Hồ Nghinh, Võ Nguyên Giáp, Hồ Xuân Hương,… nhiều khách sạn cũng rao bán với giá từ hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng.

Đà Nẵng bác thông tin “rập rình” tăng giá đất

Trước việc xuất hiện nhiều thông tin về việc Đà Nẵng “rập rình” tăng giá đất, cuối tuần qua, UBND TP Đà Nẵng đã phát đi thông cáo báo chí cảnh báo đó là thông tin chưa chính xác, không có cơ sở.

Theo UBND TP Đà Nẵng, đến thời điểm hiện nay, UBND thành phố đang rà soát, thẩm tra các vấn đề liên quan để trình các cơ quan có thẩm quyền. Trong thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục rà soát xây dựng bảng giá đất phù hợp tình hình thực tế của thành phố.

UBND TP Đà Nẵng cũng cho biết, trong bối cảnh tác động của đại dịch Covid-19, cùng các địa phương khác, Đà Nẵng đang tích cực các hoạt động thực hiện biện pháp kép, vừa chống dịch, vừa khôi phục đầu tư phát triển kinh tế – xã hội thành phố.

Trước đó, theo số liệu từ Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, tại Đà Nẵng, Quảng Nam trong 9 tháng đầu năm 2020 không ghi nhận nhiều dự án mới chào bán. Nguồn cung các dự án đã xong hạ tầng và pháp lý (có sổ đỏ) hiện khan hiếm.

Sau một thời gian các nhà đầu tư tìm đến các thị trường khác bởi khu vực này bị thanh tra, kiểm tra, nhiều dự án thiếu pháp lý, giá bị đẩy quá cao đã ghi nhận sự quay trở lại của nhiều nhà đầu tư.

Về giá BĐS của khu vực, sau giai đoạn nóng và bùng nổ năm 2018- 2019, giá đất đã được điều chỉnh giảm khá mạnh ở mức phù hợp với thị trường. Ghi nhận tại Đà Nẵng, đất nền nhiều khu đô thị đã giảm hơn một tỷ đồng/lô.

Theo ông Nguyễn Đức Lập – Viện trưởng viện Nghiên cứu và Đào tạo Bất Động sản, cuối năm 2020 lượng giao có trở lại nhưng vẫn chưa đáng kể, giá chào bán một vài nơi tăng từ 5- 7%. Đến đợt dịch lần 3, thị trường giao dịch chậm hơn, giá cả ít thay đổi.

Nhận định về thị trường thời gian tới ông Lập cho rằng, dịch bệnh ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và trạng thái của thị trường BĐS. Nếu được khống chế thì sẽ có khả năng phục hồi.

Tháng 1 vừa qua, UBND TP Đà Nẵng cũng đã có quyết định thành lập Tổ công tác liên ngành để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về đất đai, quy hoạch, tài chính và các vấn đề có liên quan khác đối với các dự án, khu đất trên địa bàn thành phố.

Đến đầu tháng 2/2021, để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của dự án đầu tư xây dựng, Tổ công tác liên ngành do ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Đà Nẵng làm tổ trưởng được thành lập. Đây được coi là những tín hiệu tích cực ngay từ đầu năm 2021 tạo niềm tin cho doanh nghiệp, nhà đầu tư vào thị trường BĐS Đà Nẵng.

Theo đánh giá của chuyên gia bất động sản, sau quý 2 năm nay, thị trường nhà đất Đà Nẵng mới phục hồi lại. Cùng với đó, hàng loạt các dự án đầu tư công về hạ tầng đang được chính quyền triển khai rầm rộ, nhằm thúc đẩy tăng trưởng cho thành phố sau suy giảm tăng trưởng trong năm 2020. Đây cũng là động lực lớn để tạo sức hút cho thị trường BĐS trong thời gian tới.

Theo: Café Land

 

Chia sẻ bài viết

Xem thêm các bài khác

Bí quyết đầu tư

NHỮNG KINH NGHIỆM QUAN TRỌNG NHẤT CẦN LƯU Ý KHI MUA NHÀ ĐẤT

Mua bán nhà hiện nay tồn tại 3 loại giấy tờ: giấy tay, sổ đỏ hay sổ hồng. Mua nhà chỉ có giấy tay giá bao giờ cũng rẻ hơn nhưng độ rủi ro rất cao, nhiều trường hợp mất trắng. Mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng dù đắt tiền hơn nhưng bạn có thể yên tâm ngủ ngon. Nhà có đầy đủ giấy tờ được pháp luật công nhận sau này cũng dễ bán hơn.

BẮC NINH, THỪA THIÊN – HUẾ, KHÁNH HÒA SẼ LÀ THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG.

Theo Quyết định số 241/QĐ-TTg của Thủ tướng, dự kiến sẽ có 3 tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Bắc Ninh; Thừa Thiên - Huế; Khánh Hòa. -

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/2/2021 phê duyệt kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 – 2030. Cụ thể, theo danh mục đô thị thực hiện phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 – 2025 và giai đoạn 2026 – 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 241/QĐ-TTg, tại thành phố Hà Nội, các huyện: Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng dự kiến thành lập quận.

Đặc biệt, dự kiến Việt Nam sẽ có 3 tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Bắc Ninh, Thừa Thiên – Huế, Khánh Hòa. Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện phân loại đô thị theo Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030.

Ngoài ra, Bộ được giao rà soát công tác quy hoạch đô thị, hướng dẫn các địa phương lập đề án phân loại đô thị; tổ chức thực hiện thẩm định, công nhận loại đô thị hoặc thẩm định trình cấp có thẩm quyền công nhận loại đô thị theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trong quá trình thực hiện, định kỳ kiểm tra, rà soát, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Tích hợp kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030 trong quá trình tổ chức lập Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia, điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị quốc gia bảo đảm phát triển hệ thống đô thị toàn quốc thống nhất qua các thời kỳ.

Thêm vào đó, Thủ tướng cũng giao chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương tổ chức rà soát, thực hiện phân loại đô thị trên địa bàn đáp ứng quy định của pháp luật về phân loại đô thị và Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030.

Tác giả & ảnh : Hà Trần ,Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị .

Chia sẻ bài viết

Xem thêm các bài khác

Bí quyết đầu tư

NHỮNG KINH NGHIỆM QUAN TRỌNG NHẤT CẦN LƯU Ý KHI MUA NHÀ ĐẤT

Mua bán nhà hiện nay tồn tại 3 loại giấy tờ: giấy tay, sổ đỏ hay sổ hồng. Mua nhà chỉ có giấy tay giá bao giờ cũng rẻ hơn nhưng độ rủi ro rất cao, nhiều trường hợp mất trắng. Mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng dù đắt tiền hơn nhưng bạn có thể yên tâm ngủ ngon. Nhà có đầy đủ giấy tờ được pháp luật công nhận sau này cũng dễ bán hơn.