Làm thế nào để bắt đáy BĐS ? Chúng ta cần những gì ?
Theo ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bất động sản BHS, trong bối cảnh thị trường
Bình Dương những năm qua phát triển như vũ bão. Nhưng Thành phố mới Bình Dương (TPMBD) thì ngược lại. Nơi đây được kỳ vọng sẽ là nơi hội tụ của giới tinh hoa Bình Dương. Thế nhưng sau hơn 10 năm nó gần như nằm yên, không thể kéo dân về ở và đương nhiên nó không thể phát triển. Nguyên nhân vì sao?
Đầu tiên, Vị trí cát cứ.
Thời Tam Quốc, Khổng Minh cử Mã Tốc đem quân trấn giữ Nhai Đình – Một cứ điểm trọng yếu của nhà Thục. Khổng Minh dặn Mã Tốc đóng quân ở dưới núi để gần nguồn nước và chặn đường tiến của địch. Nhưng Mã Tốc đã không nghe và cho hạ trại trên núi với cái lý là “Khi địch đến đánh trên núi thế thắng như chẻ tre”. Thế nhưng khi quân Ngụy tới chúng không thèm đánh, chỉ cần chặn đường lấy nước thì quân Thục tự tan. Hậu quả là nhà Thục mất Nhai Đình, tổn thất nặng nề về quân lương, Mã Tốc bị mất đầu và Gia Cát Lượng tự giáng 3 cấp. Cách bố trí về vị trí của TPMBD không khác Nhai Đình là mấy. Đó là một gò đất cao của Bình Dương xa sông, nhiệt độ cao, nắng nóng. Sau hơn 10 năm dự án thất bại thảm hại, thành phố dáng sống nhu thành phố mà, lãng phí mọt nguồn lực khổng lồ. Không biết đã có ai chịu trách nhiệm về dự án này giống như Mã Tốc và Khổng Minh chưa!?
TPMBD chỉ cần dịch xuống một đoạn về hướng Thuận An & Tân Uyên, đồng thời kéo về hướng Bắc khu vực DT745, 746, 747 tiếp giáp với sông Đồng Nai chắc chắn sẽ rất mát mẻ và dễ dàng phát triển hạ tầng kết nối, quỹ đất lớn… Phương Án 2 là kéo qua bên trái QL13 thuộc Bến Cát & Bàu Bàng tiếp giáp với sông Saigon. Phương án 2 này không đẹp bằng phương án 1 nhưng vẫn hơn hẳn vị trí hiện tại của TPMBD. Cả 2 phương án này đều giải quyết được lỗi của Mã Tốc.
Thứ 2, Khởi nguồn của sự sống.
Nước là khởi nguồn của mọi sự sống. Thời hiện đại con người cũng đang cố tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác ngoài trái đất bằng cách tìm dấu tích của nước. Khảo cổ học cũng tìm thấy tổ tiên của loài người sống dọc sông Nin, sông Hằng, sông Amazon… Thế giới cũng có những thành phố thơ mộng bên các con sông. Đó là Paris nằm bên con sông Seine, đó là London nằm bên con sông Theme, đó là Rome bên cạnh sông Tiber, đó là Tokyo bên cạnh sông Tama, đó là Thượng Hải bên cạnh sông Trường Giang, Singapore bên vịnh Marina… Ở VN cũng không ngoại lệ. Đó là Hà Nội với sông Hồng, Huế với sông Hương, Đà Nẵng với sông Hàn, TPHCM với sông Sài Gòn… Ngay cả các khu đô thị sau này cũng chưa bao giờ rời bỏ các con sông. Đó là Phú Mỹ Hưng, Thủ Thiêm, Thảo Điền, Vạn Phúc, Aqua city… Khởi nguồn của sự sống không có thì lấy gì mà gieo sự sống?
Thứ 3, Tiện ích
TPMBD gần như không có tiện ích gì đáng kể, trong khi giá đất bị đẩy lên quá cao so với những gì nó đang có. Những người có tiền đang sống ở vùng đô thị của Dĩ An, Thuận An, TDM… họ không tìm thấy một lý do gì để về cư ngụ ở TPMBD cả. Hãy nhìn Phú Mỹ Hưng, Thảo Điền, Vinhomes họ kéo giới nhà giàu từ các quận huyện khác về đó ở mà học tập. Họ về đó để hưởng một hệ sinh thái đa tiện ích, một không gian sống đầy màu xanh và vô cùng mát mẻ. TPMBD hoàn toàn không có được những thứ đó. Ngay cả những người đẻ ra dự án này, các quan đang làm việc ở tòa nhà trung tâm hành chính họ cũng không về đây ở. Tất nhiên là tôi không biết nhà các quan ở đâu, tôi đưa ra nhận định này vì tôi không nhìn thấy cái biệt phủ nào ở TPMBD cả.
Thứ 4, tiền.
TPMBD nằm xa chỗ làm, không tiện ích sống. Nhưng ngay từ đầu chủ đầu tư, các nhà phân phối dự án này đã thổi nó lên mỹ miều nào là Singapore của Việt Nam, nào là thành phố trong mơ… Hậu quả là giá đất ở đây đã được thổi lên cao chót vót. Giá đất ở đây cao hơn cả những vùng lõi của Dĩ An, Thuận An (thời điểm 2 địa phương này chưa lên thành phố). Không ai tới một cái nhà hàng mà món ăn dở, dịch vụ tệ mà lại phải trả nhiều tiền hơn. TPMBD cũng đang như vậy.
Vậy bây giờ phải làm sao để TPMBD sống lại?
Đầu tiên, Tạo tiện ích.
Chủ đầu tư xây dựng chính sách ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư lớn đổ về đây xây dựng tiện ích. Ví dụ như mời Aone về xây dựng một trung tâm thương mại khổng lồ ở đây để kéo người dân tới đây để mua sắm, giải trí. Từ đây nó sẽ tạo ra vết dầu loang phát triển ra các tuyến đường xung quanh. Những người người dân ở các huyện xung quanh có đất ở đây cũng sẽ bắt đầu suy nghĩ đến việc xây nhà ở đây để ở. Trước đây khu vực Sơn Kỳ của Tân Phú rất nhếch nhác, đìu hiu, nếu không muốn nói là khu ổ chuột. Nhưng từ khi có Aone đến khu này trở nên sầm uất, nhộn nhịp và trở thành “đô thị” của Tân Phú. Tương tự là khu Tên Lửa của quận Bình Tân. Tất nhiên là song song đó chủ đầu tư phải tạo thêm các tiện ích cộng hưởng ví dụ như hồ điều hòa, công viên cây xanh, trường học, bệnh viện…
Thứ 2, Dùng biện pháp hành chính.
Chủ đầu tư đưa ra quy định một số khu vực buộc phải xây nhà trong 2 năm, 3 năm, 7 năm tới… (tất nhiên là phải tham khảo hợp pháp). Nếu sau thời điểm đó không xây thì bắt đầu đánh thuế lũy tiến theo giá đất tại thời điểm ký hợp đồng. Ví dụ như sau 1 năm đến hạn mà chưa xây thì đánh thuế 10%, sau 2 năm là 20%, sau 3 năm là 50%… Biện pháp này sẽ giải quyết được 2 vấn đề (1) Những ai đang đầu cơ đất ở đây sẽ phải giảm giá để bán cho người có nhu cầu thật nếu không muốn sau 5 năm mất trắng lô đất; (2) Những người muốn giữ đất họ sẽ xây nhà, xây nhà lên để không nó sẽ xuống cấp. Chi bằng cho thuê giá rẻ, thậm chí kiếm người cho ở miễn phí. Cả 2 động thái này đều mang lại cùng một kết quả, đó là CÓ DÂN ở. Có dân ở thì nó sẽ trở nên nhộn nhịp, có sức sống, có sinh hoạt, có mua bán, tạo ra tiền, tạo ra sự sống…
Thứ 3, Chấp nhận đánh đổi.
Mặc dù ý tưởng ban đầu là kéo giới nhà giàu về cư ngụ ở TPMBD nhưng đến nay không ai về ở. Tức là, đến nay chiến lược này đã cơ bản thật bại thảm hại. Bây giờ muốn có dân thì phải chấp nhận đánh đổi, chấp nhận để có lượng rồi sau đó từ từ sẽ có chất. TPMBD nên dành ra một khu để xây các tòa chung cư giá rẻ dành cho những người thu nhập thấp. Có thể giới nhà giàu họ có nhiều sự lựa chọn. Nhưng với những người thu nhập thấp chỉ cần có một chỗ ở ổn, an toàn, sạch sẽ thì dù có phải đi làm, đi chợ xa một chút, ít tiện ích một chút cũng không sao. Khối dân cư này sẽ sinh ra nhà hàng, quán cafe, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng thời trang… gần đó. Có dân, có giao thương buôn bán sẽ từ từ sinh ra sinh ra dân. Bình dương có được ngày hôm nay cũng chính là nhờ đi theo con đường này. Vài chục năm trước nếu bạn đi tới khu Việt Lập, Sóng Thần thì không khác gì các khu ổ chuột, cư dân ở đây chủ yếu là công nhân. Nhưng chính đối tượng này đã tạo ra sức mua, chi tiêu và từ đó Dĩ An, Thuận An mới phát triển và giàu có như ngày hôm nay.
Với 3 giải pháp đó nếu thực hiện đồng thời sẽ tạo ra một sự cộng hưởng lớn và mang tới một đáp số chung là CÓ DÂN VỀ Ở. Nếu thực hiện quyết liệt có thể chỉ trong vòng 5 năm TPMBD sẽ lấp đầy tới 60 – 80% kỳ vọng.
Nguồn: Mai Quoc Binh
Theo ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bất động sản BHS, trong bối cảnh thị trường
Trong quá trình đi tư vấn đầu tư cho các khách hàng, một trong các nội dung tôi luôn nhấn mạnh là QUY HOẠCH – QUY HOẠCH & QUY HOẠCH.
Đề xuất hạ dần lãi suất về 0% vừa qua của VAFI nhận nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, đề xuất này cũng đặt ra giả thiết nếu lãi suất hạ dần về 0% thì thị trường bất động sản sẽ ra sao?
Mua bán nhà hiện nay tồn tại 3 loại giấy tờ: giấy tay, sổ đỏ hay sổ hồng. Mua nhà chỉ có giấy tay giá bao giờ cũng rẻ hơn nhưng độ rủi ro rất cao, nhiều trường hợp mất trắng. Mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng dù đắt tiền hơn nhưng bạn có thể yên tâm ngủ ngon. Nhà có đầy đủ giấy tờ được pháp luật công nhận sau này cũng dễ bán hơn.
Cùng xem với tiêu chí Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/05/2016, để không sát nhập thì cần đáp ứng