Làm thế nào để bắt đáy BĐS ? Chúng ta cần những gì ?
Theo ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bất động sản BHS, trong bối cảnh thị trường
1. Bối cảnh rõ rệt nhất là đại đa số người dân Hết-tiền. Do đó, sức mua sẽ giảm rất mạnh, nhiều nhất là chỉ bằng 50% trước đây
Người dân chỉ tập trung mua các mặt hàng thiết yếu. Các thứ xa xỉ phẩm sẽ rất khó bán. Các loại dịch vụ cao cấp (như du lịch hạng sang, spa, ăn chơi sang chảnh, bar, vũ trường, karaoke,…) sẽ rất khó phục hồi trong ngắn hạn.
2. Bối cảnh thứ hai là người người, nhà nhà đổ xô bán hàng online
Thị trường sẽ cạnh tranh vô cùng gay gắt bởi: Vạn người bán – Trăm người mua. Một lực lượng lớn lao động thất nghiệp không biết làm gì sẽ đổ xô ra tự doanh bằng kinh doanh online.
Mặt hàng được lựa chọn nhiều nhất sẽ là: lương thực, thực phẩm, đồ ăn, thức uống do tính dễ làm, dễ tiếp cận của nó.
Người tiêu dùng có khả năng sẽ bị loạn sản phẩm, không biết nên mua ai, bỏ ai khi mà: Em của vợ và chị của chồng cùng bán một mặt hàng như nhau.
3. Bối cảnh thứ ba là sẽ nở rộ các loại hình kinh doanh: Dạy học.
Thị trường sẽ loạn các khoá học do những người nổi tiếng, những KOL, những hot facebooker, tiktoker, youtuber đứng ra tổ chức. Thậm chí những người chẳng – ai – biết – đấy – là – ai cũng bỗng nhiên trở thành chuyên gia dạy một cái gì đó.
Bạn đừng ngạc nhiên nếu thấy Ngọc Trinh dạy cách trang điểm và mặc đồ sexy, Sơn Tùng dạy cách nhảy múa, Lộc Phụ hồ trở thành giáo sư dạy cách kiếm tiền trên mạng xã hội.
Và bạn cũng đừng ngạc nhiên khi thấy tự nhiên đứa bạn của mình trở thành chuyên gia dạy học. Chẳng hạn như một ngày đẹp trời, XXX mở khoá dạy chém gió xuyên lục địa thì cũng là theo thời thế thôi.
4. Bối cảnh thứ tư là những người còn có tiền sẽ đổ xô vào các loại hình Đầu tư tài chính.
Dòng tiền sẽ được tiếp tục ồ ạt đổ vào Thị trường chứng khoán, các sàn giao dịch BO, tiền ảo, số đề truyền thống và số đề biến tướng. Mốt số đổ vào BĐS chất lượng.
Mặc kệ diễn biến của nền kinh tế và kết quả kinh doanh thực tế của các doanh nghiệp, tiền cứ sẽ được bơm vào thị trường với hy vọng: sáng đỏ – chiều xanh – tiền anh bỏ túi.
5. Bối cảnh thứ năm là sự phá sản của rất nhiều doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp có truyền thống lâu đời.
Doanh nghiệp, từ vị trí là người chủ bỗng trở thành con nợ của mọi người, đau nhất là thành con nợ của chính nhân viên mình.
Kéo theo đó là sự thiếu hụt việc làm trầm trọng. Càng có học vị cao thì càng khó tìm việc làm do dở thầy, dở thợ. Đội ngũ shipper sẽ gia tăng đột biến.
Đừng ngạc nhiên khi một ngày đẹp trời, ông chủ một thời của mình trong bộ đồ xanh huyền thoại (Grab) tới gõ cửa giao cho mình một ly trà sữa.
6. Bối cảnh thứ sáu là người làm công ăn lương sẽ đứng trước sự lựa chọn khó khăn: Đi làm với mức lương rất thấp hoặc Ở nhà tự kinh doanh kiếm sống.
Chắc chắn, đa số các doanh nghiệp còn tồn tại sẽ cơ cấu lại toàn bộ doanh nghiệp của mình, trong đó, chi phí lương sẽ được tính toán đầu tiên.
Rất nhiều công ty TNHH Một – mình – tao sẽ ra đời và sẽ không có chỗ cho những người vẫn mơ mộng mức thu nhập như trước đây. Chủ doanh nghiệp sẽ ưu tiên lựa chọn những người chịu cày, chịu khổ, chịu làm với mức lương vừa phải.
Dù muốn hay không, các doanh nghiệp cũng buộc phải cắt giảm các chế độ, chính sách đãi ngộ cho nhân viên, gây ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của người lao động.
Xu thế tự động hoá và ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất kinh doanh là tất yếu, làm tiếp tục giảm nhu cầu sử dụng lao động trong doanh nghiệp. Nhân sự ngành công nghệ thông tin sẽ tiếp tục là nhân sự được săn lùng, kể cả trong các doanh nghiệp không kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
7. Bối cảnh thứ bảy là sự đẩy mạnh đầu tư công của Nhà nước và việc Nhà nước bơm mạnh vốn vào thị trường.
Trong bối cảnh khối kinh tế tư nhân đang sa sút, để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế thì Nhà nước phải đẩy mạnh đầu tư công. Các lĩnh vực được ưu tiên chắc chắn là: Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông và Đầu tư các khu kinh tế, khu công nghiệp.
Lượng tiền mà Nhà nước bơm vào thị trường sẽ tăng mạnh sau dịch, có khả năng sẽ dẫn đến lạm phát sau 1-2 năm tới. Các doanh nghiệp lớn sẽ là các đơn vị được ưu tiên cấp vốn và sẽ ngập ngụa trong tiền. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ dễ tiếp cận nguồn vốn lãi suất thấp trong ngắn hạn, nhưng nếu không mau chóng phục hồi thì sẽ trả giá bằng lãi suất cao trong trung hạn.
8. Bối cảnh thứ tám là: Lợi ích nhóm sẽ càng ngày càng lớn, gây bất bình đẳng trong kinh doanh và xã hội.
Chắc chắn sau dịch, hàng loạt Giấy phép con sẽ được ra đời để phục vụ mục tiêu kép: Vừa chống dịch – vừa phát triển kinh tế.
Việc thực thi các Giấy phép con này sẽ trao quyền lực rất lớn cho các tổ chức chính quyền và tất yếu dẫn đến lợi ích nhóm. Những cá nhân, doanh nghiệp có mối quan hệ với chính quyền sẽ dễ kinh doanh hơn nhiều so với các cá nhân, doanh nghiệp khác.
Việc kinh doanh trong bối cảnh vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh sẽ trở nên méo mó, bất bình đẳng giữa nhóm có quan hệ và nhóm không có quan hệ. Nếu chính quyền không có biện pháp kiểm soát tốt việc này, khả năng nền kinh tế thị trường sẽ biến thành nền kinh tế lũng đoạn sẽ rất cao.
9. Bối cảnh cuối cùng và là bối cảnh nguy hiểm nhất: Dịch có thể bùng lại bất cứ lúc nào, mọi thứ vừa mới bắt đầu phục hồi lại tiếp tục bị đình trệ. Và lại tiếp tục chuỗi ngày nằm ở nhà, ngắm bóng đèn mong ngày tháng mau qua…
— st —
Nguồn: Minh Quyết
Theo ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bất động sản BHS, trong bối cảnh thị trường
Trong quá trình đi tư vấn đầu tư cho các khách hàng, một trong các nội dung tôi luôn nhấn mạnh là QUY HOẠCH – QUY HOẠCH & QUY HOẠCH.
Đề xuất hạ dần lãi suất về 0% vừa qua của VAFI nhận nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, đề xuất này cũng đặt ra giả thiết nếu lãi suất hạ dần về 0% thì thị trường bất động sản sẽ ra sao?
Mua bán nhà hiện nay tồn tại 3 loại giấy tờ: giấy tay, sổ đỏ hay sổ hồng. Mua nhà chỉ có giấy tay giá bao giờ cũng rẻ hơn nhưng độ rủi ro rất cao, nhiều trường hợp mất trắng. Mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng dù đắt tiền hơn nhưng bạn có thể yên tâm ngủ ngon. Nhà có đầy đủ giấy tờ được pháp luật công nhận sau này cũng dễ bán hơn.
Cùng xem với tiêu chí Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/05/2016, để không sát nhập thì cần đáp ứng