Làm thế nào để bắt đáy BĐS ? Chúng ta cần những gì ?
Theo ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bất động sản BHS, trong bối cảnh thị trường
Trên cơ sở tổng hợp báo cáo của các địa phương và các cơ quan liên quan, Bộ Xây dựng công bố thông tin về nhà ở và thị trường BĐS quý II/2021. Đánh giá chung, dù bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp nhưng thị trường BĐS tại Việt Nam có dấu hiệu phục hồi, thậm chí, một số phân khúc vẫn có triển vọng tăng trưởng tốt.
Ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới
Trong 6 tháng đầu năm 2021, mặc dù có nhiều khó khăn do dịch bệnh gây ra nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thị trường BĐS vẫn cơ bản ổn định, được ghi nhận một số kết quả: Nhiều cơ chế, chính sách pháp luật về đầu tư, xây dựng, kinh doanh BĐS đã được ban hành, tháo gỡ khó khăn để tăng nguồn cung cho thị trường.
Cụ thể, trong quý II/2021, Chính phủ và các Bộ, ngành đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới liên quan đến việc triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng, BĐS. Đơn cử, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 54/2021/NĐ-CP quy định về đánh giá sơ bộ tác động môi trường; Nghị định số 69/2021/NĐ-CP quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.
Đối với lãi suất vay mua nhà ở xã hội, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 697/QĐ-NHNN về mức lãi suất vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở là 4,8%/năm.
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 01/2021/TT-BXD quy định về QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng; Thông tư số 02/2021/TT-BXD về QCVN 06:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình; Thông tư số 03/2021/TT-BXD về QCVN 04:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư; Thông tư số 06/2021/TT-BXD quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng; Thông tư số 07/2021/TT-BXD sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 và Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Nguồn cung nhà ở xã hội và giá thấp còn hạn chế
Cũng theo Bộ Xây dựng, quý II/2021, lượng giao dịch, giá giao dịch các loại hình BĐS có biến động nhưng cơ bản vẫn ổn định, không rơi vào tình trạng “đóng băng” hay “sốt nóng”.
Hiện tượng tăng giá cục bộ đất nền tại các địa phương đã kịp thời được kiểm soát. Các hoạt động kinh doanh BĐS, môi giới BĐS thiếu tính pháp lý, gây nhiễu loạn thị trường đã được kịp thời chấn chỉnh.
Đối với dự án phát triển nhà ở thương mại, cả nước có 69 dự án với 27.462 căn được cấp phép; 1.119 dự án với 352.575 căn đang triển khai xây dựng; 34 dự án với 2.801 căn hoàn thành…
Đối với dự án nhà ở xã hội, có 3 dự án với 1.766 căn được cấp phép mới tại Đà Nẵng, Thanh Hóa và Lạng Sơn; 94 dự án với 123.085 căn đang triển khai, tập trung chủ yếu tại Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội và Thanh Hóa; 2 dự án với 264 căn hoàn thành tại Phú Thọ và Long An. Ngoài ra, 5 dự án với 1.855 căn hộ tại Hòa Bình, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hưng Yên và An Giang đã được các Sở Xây dựng có văn bản thông báo đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai.
Hầu hết dự án đầu tư xây dựng NƠXH cho người có thu nhập thấp tại các thành phố trọng điểm được đầu tư xây dựng để bán, diện tích căn hộ từ 50 – 70 m2 với mức giá bán dao động dưới 20 triệu đ/m2…
Tuy nhiên, các dự án nhà ở thương mại bình dân (có mức giá từ 25 – 30 triệu đ/m2) hầu như không có tại khu vực trung tâm của các đô thị. Căn hộ có mức giá dưới 25 triệu đ/m2 chỉ có tại một số ít các dự án tại khu vực xa trung tâm Hà Nội.
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, nguồn cung vẫn tập trung chủ yếu là nhà ở trung cấp và cao cấp, nguồn cung NƠXH và giá thấp còn rất hạn chế.
Đối với dự án du lịch nghỉ dưỡng và văn phòng kết hợp lưu trú, trên cả nước có 5 dự án mới với 4.829 căn hộ du lịch, 270 biệt thự du lịch được cấp phép; 54 dự án với 20.013 căn hộ du lịch, 3.415 biệt thự du lịch đang triển khai xây dựng, tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền Trung như Khánh Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Định, Quảng Bình, Hà Tĩnh… Nguồn cung mới khách sạn 4 – 5 sao và khu du lịch nghỉ dưỡng trên cả nước vẫn rất hạn chế do ảnh hưởng của dịch Covid – 19.
Giao dịch BĐS tăng nhẹ
Lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền chuyển nhượng ghi nhận trong quý II/2021 có 29.949 giao dịch BĐS thành công. Tổng lượng giao dịch bình quân bằng 118% so với quý trước và bằng 101% so với cùng kỳ năm 2020. Riêng tại Hà Nội có 1.094 giao dịch thành công, tại TP.HCM có 3.002 giao dịch thành công.
Bên cạnh đó, giá giao dịch căn hộ chung cư bình quân, đặc biệt tại Hà Nội và TP.HCM vẫn tăng khoảng 5 – 7% so với quý I/2021. Giá giao dịch nhà ở riêng lẻ trong các dự án tại nhiều địa phương vẫn tăng nhưng không nhiều, bình quân khoảng 3% so với quý trước. Lượng giao dịch đối với nhà ở riêng lẻ bằng 120% so với thời điểm cuối năm 2020.
Thị trường nhà ở trong quý II/2021 cơ bản vẫn phát triển ổn định, giá giao dịch tại hầu hết các địa phương có xu hướng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2020.
Hiện tượng tăng giá đất nền nóng cục bộ cũng đã được kiểm soát sau khi Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ TN&MT đã có các văn bản chỉ đạo để chính quyền địa phương kịp thời đưa ra các thông báo, cảnh báo cũng như công khai các thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giá đất trên địa bàn (như thông tin quy hoạch sân bay Tec-nich tại Bình Phước, quy hoạch hành chính huyện Thủy Nguyên tại Hải Phòng, điều chỉnh bảng giá đất tại Đà Nẵng…).
Trong quý II/2021, hoạt động kinh doanh BĐS công nghiệp vẫn duy trì được ổn định về cả giá thuê và tỷ lệ lấp đầy. Tỷ lệ lấp đầy trung bình tại các tỉnh và thành phố công nghiệp chính tại miền Bắc (Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng) đạt khoảng 80%. Nếu tính thêm các tỉnh lân cận (Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Giang) thì tỷ lệ lấp đầy của các dự án khu công nghiệp đạt 69%…
Về nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực BĐS, theo số liệu của Bộ KH&ĐT, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến ngày 20/6/2021 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 15,27 tỷ USD, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam vẫn đang được đánh giá có vị thế tốt để thu hút FDI vào ngành kinh doanh BĐS.
Qua đánh giá cho thấy, trong quý II/2021 không tạo ra lượng BĐS tồn kho mới từ thị trường sơ cấp. Lượng BĐS tồn kho chưa được giao dịch hầu như chỉ có ở các nhà đầu tư thứ cấp và một số loại hình BĐS đang chịu tác động nặng nề của bệnh dịch như BĐS du lịch, nghỉ dưỡng.
Để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, trong thời gian tới, Bộ Xây dựng tiếp tục nghiên cứu, rà soát sửa đổi Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS, Nghị định 117/2015/NĐ-CP về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường BĐS; Nghiên cứu, trình ban hành và triển khai thực hiện tốt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2040, ổn định và cân đối cung cầu nhà ở góp phần ổn định thị trường BĐS
Quý II/2021 không tạo ra lượng BĐS tồn kho mới từ thị trường sơ cấp. Lượng BĐS tồn kho chưa được giao dịch hầu như chỉ có ở các nhà đầu tư thứ cấp và một số loại hình BĐS đang chịu tác động nặng nề của bệnh dịch như BĐS du lịch, nghỉ dưỡng.
Nhadat24h.net- Theo báo xây dựng
Theo ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bất động sản BHS, trong bối cảnh thị trường
Trong quá trình đi tư vấn đầu tư cho các khách hàng, một trong các nội dung tôi luôn nhấn mạnh là QUY HOẠCH – QUY HOẠCH & QUY HOẠCH.
Đề xuất hạ dần lãi suất về 0% vừa qua của VAFI nhận nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, đề xuất này cũng đặt ra giả thiết nếu lãi suất hạ dần về 0% thì thị trường bất động sản sẽ ra sao?
Mua bán nhà hiện nay tồn tại 3 loại giấy tờ: giấy tay, sổ đỏ hay sổ hồng. Mua nhà chỉ có giấy tay giá bao giờ cũng rẻ hơn nhưng độ rủi ro rất cao, nhiều trường hợp mất trắng. Mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng dù đắt tiền hơn nhưng bạn có thể yên tâm ngủ ngon. Nhà có đầy đủ giấy tờ được pháp luật công nhận sau này cũng dễ bán hơn.
Cùng xem với tiêu chí Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/05/2016, để không sát nhập thì cần đáp ứng