Nhiệt kế đo Hà Nội 2021 Khả Năng Anophen “Sốt cà chua” ở đâu?

Dự cảm hình như là năm nay giới trong lõi bất động sản HN sẽ cất một mẻ lớn mà tâm điểm là thành phố Sông Hồng thì phải?

Nghe nói thành phố này quy hoạch dự kiến trải dài 40km hai bên bờ sông (từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở), với quy mô khoảng 11.000ha (trong đó sông Hồng chiếm 33% tổng diện tích), đất bãi sông chiếm khoảng 50% tổng diện tích và 1.190ha còn lại là khu vực đã xây dựng, khu dân cư…), thuộc 55 phường, xã và 13 quận, huyện dân số 280.000 đến 320.000 người

Tuy nhiên vị trí thành phố sông Hồng sẽ nằm ở những đâu, làm ở bên lở hay bên bồi trước, bên này trước hay bên kia sông trước, lại để làm sao tránh được cơn “sốt cà chua”, giải tỏa hay đền bù được thuận, tránh xáo động…là một ẩn số với người ngoài.

Các tín hiệu cơ sở phát ra nhấp nháy ở một số  vùng như: 

  • Việc chuẩn bị 1 dự án tại Đan Phượng gần cầu Hồng Hà bắc qua sông Hồng
  • Cầu Mễ Sở Thường Tín cũng được vẽ lên hình
  • Đồ án cũ xuất hiện thành phố đoạn sừng Trâu Hồ Tây

Có một lần T từng đề cập về thành phố sông Hồng:

Nói đến thủ đô HN mà gạt Sông Hồng ra ngoài thì đó quả là một sự đãng trí rất ghê gớm. Sông Hồng có đặc điểm thủy văn phức tạp với hệ thống đê chống lũ mà từ xưa do yếu tố phòng ngoại xâm, nên HN tập trung mở rộng diện tích đô thị chủ yếu ở bờ phía nam gây mất cân đối giữa đôi bờ, khiến cho giới trà Bắc thường ví Hà Nội đang quay lưng lại với dòng sông.

Sông Hồng có tầm quan trọng liên quan tới địa giới của 15 quận, huyện gồm Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức, Đông Anh, Thường Tín, Thanh Trì, Phú Xuyên, Gia Lâm, Bắc Từ Liêm, Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên, nếu khai thác cẩn thận, đúng mực, HN có thể bổ sung gần 6.500 héc-ta đất.

Ngoài các cây cầu hiện hữu như Thăng Long, Chương Dương, Vĩnh Tuy (giai đoạn 1), Thanh Trì, Nhật Tân và Vĩnh Thịnh, Hà Nội dự kiến sẽ có thêm các công trình đường bộ vượt sông như: cầu Vĩnh Tuy gđ 2, cầu Trần Hưng Đạo (nối phố THĐ với đường Cổ Linh-Long Biên), cầu Ngọc Hồi nối đường vành đai 3.5 Hoàng Mai với cao tốc HN – Hải Phòng (Gia Lâm), cầu Mễ Sở nối đường vành đai 4 (Thường Tín) với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (Gia Lâm), cầu Tứ Liên, cầu Hồng Hà, cầu Thượng Cát, cầu Vân Phúc (đường trục Bắc – Nam nối với tỉnh Vĩnh Phúc phục vụ giao thông liên tỉnh), cầu Việt Trì Ba Vì, cầu Phú Xuyên…

Tuy nhiên trước khi động chạm tới con sông cực kỳ quan trọng này, muốn đánh thức sông Hồng chứ không phải là chọc giận hay phá hoại thì cần phải xác định, nghiên cứu khoa học bài bản, tính toán quy hoạch hệ thống thoát lũ, trị thủy, thuê các đơn vị đã có uy tín, có đủ khả năng lẫn kinh nghiệm bảo vệ môi trường cảnh quan trên thế giới vào lập đề án tư vấn, cấm tiệt các công trình mật độ dày cùi, ngồn ngộn, quá cao tầng, chắn choáng mất luồng khí tươi trong lành từ sông phả vào nội đô, yêu cầu nghiêm ngặt các thành phố ven sông phải bố trí đảm bảo bố trí chuỗi hệ thống xử lý nước rác thải sinh hoạt tránh biến Sông Hồng thành thùng nước gạo để các dự án âm thầm cắm ống xả thẳng ra sông, xử lý cho được sự xói lở tại lòng sông và nạn cát tặc đang khai thác gây cạn mực nước thấp nhất trong vòng 30 năm qua tại con sông này.

Nếu không giữ được sông Hồng, không bảo vệ được sông Hồng thì chưa kịp triển khai các đề án thì sông Hồng có lẽ tương lai sẽ trơ bụng khi ấy HN không sông Hồng thì cũng giống như người vô hồn không còn cảm xúc.

Như vậy theo cá nhân tại hạ đoán mò, một số năm sau và năm nay khả năng “muỗi Anophen” sẽ thổi sốt và chỉ đủ lực làm 1 điểm bên này trước mà thôi.

Vậy thì Đan Phượng, Hồ Tây hay Thường Tín đây?

Chẳng lẽ cụ già ngồi đan áo bên gốc cây phượng chăng hay chàng thanh niên tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu …

Bà con có đất ở đây nên tìm hiểu nghĩa của từ “Hớ” mà chắc tay sổ nhé

Viết tới đây T lại nhớ bài hát về những chiếc cầu “Chị Tôi” của Trần Tiến: 

“𝑁ℎ𝑎̀ 𝑡𝑜̂𝑖 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 𝑏𝑒̂́𝑛 𝑠𝑜̂𝑛𝑔 𝑐𝑜́ 𝑐ℎ𝑖𝑒̂́𝑐 𝑐𝑎̂̀𝑢 𝑛ℎ𝑜̉ 𝑐𝑜𝑛𝑔 𝑐𝑜𝑛𝑔

𝐻𝑎̀𝑛𝑔 𝑐𝑎𝑢 𝑑𝑢̛𝑜̛́𝑖 𝑛𝑎̆́𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑙𝑎́ 𝑡𝑟𝑎̂̀𝑢 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔

𝐶ℎ𝑖̣ 𝑡𝑜̂𝑖 𝑡𝑟𝑜̂𝑛𝑔 𝑑𝑒̂̃ 𝑡ℎ𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 𝑏𝑎́𝑛 𝑟𝑎𝑢 𝑐ℎ𝑜̛̣ 𝑐𝑎̂̀𝑢 Ð𝑜̂𝑛𝑔 𝑖́ 𝑎

𝑅𝑜̂̀𝑖 𝑚𝑜̣̂𝑡 đ𝑒̂𝑚 𝑠𝑎́𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑐𝑜́ 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 đ𝑎̀𝑛 𝑜̂𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎

𝐻𝑜̣ 𝑣𝑒̂̀ 𝑥𝑎̂𝑦 𝑐ℎ𝑖𝑒̂́𝑐 𝑐𝑎̂̀𝑢 𝑛𝑜̂́𝑖 𝑏𝑜̛̀ 𝑠𝑜̂𝑛𝑔

𝐺𝑎̣̆𝑝 𝑐ℎ𝑖̣ 𝑡𝑜̂𝑖 𝑑𝑒̂̃ 𝑡ℎ𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 𝑚𝑜̛́𝑖 𝑥𝑖𝑛 𝑙𝑜̛̀𝑖 𝑐𝑎̂̀𝑢 ℎ𝑜̂𝑛 𝑖́ 𝑎

𝐶ℎ𝑖̣ 𝑐𝑢̃𝑛𝑔 𝑚𝑢𝑜̂́𝑛 𝑙𝑎̂́𝑦 𝑐ℎ𝑜̂̀𝑛𝑔.

𝐶𝑎̂̀𝑢 𝑥𝑎̂𝑦 𝑥𝑜𝑛𝑔 đ𝑎̃ 𝑙𝑎̂𝑢 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎̂́𝑦 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑣𝑒̂̀ đ𝑢̛𝑎 𝑑𝑎̂𝑢

Đ𝑒̂̉ 𝑐ℎ𝑖̣ 𝑡𝑜̂𝑖 𝑛𝑔𝑜́𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑜̛̀ 𝑚𝑎̆́𝑡 𝑙𝑒̣̂ 𝑛ℎ𝑜̀𝑎

𝐻𝑎̀𝑛𝑔 𝑐𝑎𝑢 đ𝑎̂𝑢 𝑡𝑟𝑎́𝑖 𝑐𝑎𝑢 𝑏𝑎𝑜 𝑙𝑎́ 𝑡𝑟𝑎̂̀𝑢 𝑏𝑢𝑜̂̀𝑛 𝑟𝑜̛𝑖 𝑡ℎ𝑒𝑜

Chị 𝑡𝑜̂𝑖 𝑐ℎ𝑢̛𝑎 𝑙𝑎̂́𝑦 𝑐ℎ𝑜̂̀𝑛𝑔”

Theo Thanh Trinh 

Chia sẻ bài viết

Xem thêm các bài khác

Bí quyết đầu tư

NHỮNG KINH NGHIỆM QUAN TRỌNG NHẤT CẦN LƯU Ý KHI MUA NHÀ ĐẤT

Mua bán nhà hiện nay tồn tại 3 loại giấy tờ: giấy tay, sổ đỏ hay sổ hồng. Mua nhà chỉ có giấy tay giá bao giờ cũng rẻ hơn nhưng độ rủi ro rất cao, nhiều trường hợp mất trắng. Mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng dù đắt tiền hơn nhưng bạn có thể yên tâm ngủ ngon. Nhà có đầy đủ giấy tờ được pháp luật công nhận sau này cũng dễ bán hơn.