Làm thế nào để bắt đáy BĐS ? Chúng ta cần những gì ?
Theo ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bất động sản BHS, trong bối cảnh thị trường
Thứ nhất, Hạ tầng giao thông
Tôi chưa đi tỉnh nào có hạ tầng giao thông tệ như ở Bình Thuận. Chỉ có vài con đường quốc lộ, tỉnh lộ và một số con đường trong thành phố, thị trấn được rải nhựa. Còn lại đa số là đường đất cát lô nhô, bụi mù mịt. Rất nhiều lần tôi và bạn bè của tôi đi Bình Thuận để tìm hiểu về cơ hội đầu tư ở đây nhưng đều tay không trở về. Trước khi đi chúng tôi phân tích, đánh giá thấy có rất nhiều tiềm năng nhưng đi xong trở về thì cảm xúc lại… tụt xuống tới đũng quần. Tại sao vậy? Bạn đừng chui vào các resort hưởng thụ, hãy thử đi vào các đường làng, xã ở đây để thương cảm người dân nơi đây. Đường cát nhỏ xíu, quanh co, chị Google chỉ đường cũng bó tay, rẽ trái, rẽ phải, rẽ trái, quay đầu… cuối cùng lắm cắm đầu. QL1A con đường huyết mạch và gần như độc đạo để kết nối thông thương Bắc – Nam chỉ có được 1,5 làn xe mỗi bên. Xe tải, xe cont, xe hơi, xe máy… lẫn lộn chen chúc nhau. Chạy xe trên QL1A đoạn Bình Thuận là một màn tra tấn tinh thần còn hơn cả cực hình thời trung cổ. Bạn cứ khảo sát những người từng đi khảo sát cơ hội đầu tư ở Bình Thuận mà xem, họ sẽ có những cảm giác na ná như vậy. Chính giao thông kém đã kéo Bình Thuận thụt lùi quá xa về phía sau so với các địa phương khác.
Thứ 2, Thông tin quy hoạch
Thông tin quy hoạch đất của Bình Thuận cũng là một vấn đề khiến các nhà đầu tư cảm thấy lăn tăn. So với Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM… thông tin quy hoạch sử dụng đất của Bình Thuận tôi đánh giá là kém nhất. Không có nhà đầu tư nào hào hứng đổ tiền vào một nơi chỗ không rõ ràng minh bạch, không có ai lại đi đầu tư vào một chỗ bất định, mơ hồ. Kèm theo đó là tình trạng sổ giả, sổ chồng sổ ở địa phương này bát nháo. NDT đương nhiên có có nhiều lựa chọn khác minh bạch hơn kể cả đồng bằng, trên núi, ngoài biển. Không nhất thiết phải là Bình Thuận khi nó tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là NDT nhỏ.
Thứ 3, Tài Nguyên và khí hậu, vị trí địa lý.
Bình Thuận có diện tích tự nhiên khoảng 8,000km2 nhưng chủ yếu là đồi núi, bãi biển và đồi cát dạng bán sa mạc, thứ địa phương này thiếu nhất chắc là nước ngọt. Đổi lại địa phương này có bãi biển dài gần 200km, có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp có 1-0-2. Nhưng tất cả cũng chỉ dừng lại ở dạng tiềm năng chưa được khai lộ. Nếu đầu tư làm nông nghiệp ở Bình Thuận sẽ bất khả thi vì thiếu nước, đất cằn cỗi khiến chi phí đầu tư, chăm sóc cao (may ra được cây thanh long tạm tạm được). Bình thuận chỉ có thể phát triển về dịch vụ và công nghiệp. Dịch vụ thì chưa phát triển được như đã nói ở trên. Công nghiệp tỉnh này cũng có hơn 10 KCN nhưng tất cả cũng chỉ để cho vui. Tại sao công nghiệp Bình Thuận không thu hút được NDT mặc dù giá thuê đất rẻ? Tôi đọc trên mạng có vài trang thông tin của tỉnh Bình Thuận đưa tin chính quyền và các chủ đầu tư KCN họp bàn nói về các nguyên nhân và giải pháp. Nhưng tôi thấy họ không nói đúng nguyên nhân hoặc họ biết nhưng nói né tránh nó. Theo tôi có bốn nguyên nhân khiến các KCN ở đây ế ẩm. (1) Nếu là doanh nghiệp kinh doanh nội địa thì thị trường tiêu thụ chính sẽ là miền Nam hoặc miền Bắc. Nếu đầu tư ở Bình Thuận giá thuê đất rẻ cũng không bù đắp được chi phí vận chuyển vào Nam, ra Bắc. Vậy thì NDT sẽ chọn đầu tư các KCN gần Hà Nội/ TPHCM thay vì Bình Thuận; (2) Nếu là NDT xuất khẩu họ cũng sẽ chọn gần TPHCM/ Hà Nội hơn vì gần đây có giao thông thuận tiện, nhiều cảng nước sâu sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí logistic; (3) Ở vùng quê Nghệ An chúng tôi tuy nghèo nhưng vẫn có đá cho chó ăn và sỏi cho gà ăn (chó ăn đá gà ăn sỏi). Nhưng ở Bình Thuận không có gì ngoài cát nên không nuôi trồng được gì, các dịch vụ khác cũng không phát triển. Như vậy người dân ở đây sẽ không mặn mà ở lại quê hương để lập nghiệp vì có ít lựa chọn. Khi đã đến các địa phương khác tìm kiếm được cơ hội và thoát được rồi thì họ cũng không có hứng thú quay về quê vì không nhìn thấy tương lai gì. Nếu bạn không tin hãy về đây sẽ thấy rất ít thanh niên, chủ yếu là người già và trẻ em; (4) Chính quyền Bình Thuận chắc đang rất do dự và giằng xé đấu tranh. Nếu chọn lựa các dự án sạch thì không có nhiều lựa chọn, nếu nhắm mắt gật đầu với các dự án bẩn thì phải đánh đổi quá lớn. Bình thuận vốn dĩ đã thiếu nước sạch trầm trọng, ở đây ít sông, hầu hết các sông đều ngắn và nhỏ. Nếu bây giờ chấp nhận các dự án bẩn thì không khác gì tự mình uống thuốc độc vào mình, cắt đi nguồn sống của 1,2 triệu dân. Giờ nước sông trong vắt sạch sẽ vậy người dân đã rất khổ rồi, nếu sông bị ô nhiễm nữa thì lúc đó muốn giữ dân ở lại quê hương e cũng khó. Mất dân sẽ mất tất cả.
Thứ 4, Con người
Bao nhiêu năm nay tôi chưa nghe nói có những doanh nhân, chính trị gia nào nổi tiếng quê Bình Thuận. Tôi hỏi giáo sư Gồ mãi mà bác nói cũng chưa nghe nói có doanh nhân, chính trị gia nức tiếng nào quê Bình Thuận (Ngoài tập đoàn Rạng Đông đóng quân ngay tại địa phương này, tôi sẽ nói về tập đoàn này ở phần sau). Trong khi đó Bình Định, Quảng Nam, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa… có rất nhiều doanh nhân, chính trị gia tầm cỡ. Đây chính là lực kéo giúp địa phương vươn lên.
Ba trang giấy rồi mà tôi chưa khen được Bình Thuận một câu nào, có lẽ những người Bình Thuận đọc đến đây sẽ cảm thấy chạnh lòng!? Xin lỗi các bạn, tôi không có ý xúc phạm và cũng không cố tình chê. Tôi chỉ viết đúng sự thật thôi nhé. Bây giờ tôi sẽ qua phần khen nhé. BĐS Bình Thuận có những cơ hội nào?
Đầu tiên, Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết.
Cao tốc này chạy qua khu vực đồi núi, đồng bằng ít dân, nền đất tốt nên có nhiều lý do để chúng ta kỳ vọng tiến độ giải phóng mặt bằng và thi công nhanh; Sẽ không đội vốn quá nhiều nên không thiếu vốn và chờ duyệt quá lâu; QL1A đoạn qua Bình Thuận đã vượt quá sự chịu đựng, nếu bây giờ đầu tư mở rộng chi phí đền bù giải phóng mặt bằng sẽ cao, thời gian triển khai kéo dài. Thay vào đó đẩy nhanh tiến độ cao tốc là giải pháp tối ưu nhất. Khi đó thời gian chạy từ TPHCM đi Phan Thiết không còn quá xa, không còn quá ám ảnh chắc chắn Bình Thuận sẽ kéo được một lượng khách du lịch và NDT đến từ TPHCM. Tôi dự đoán cao tốc Dầu Giây Phan Thiết sẽ đưa vào khai thác trong năm 2022.
Thứ 2, sân bay Phan Thiết.
Bao nhiêu năm nay đi tới Bình Thuận dưới đất không ổn, trên trời cũng không xong. Tác nhân chính khiến BĐS bất kỳ địa phương nào tăng giá trong nhiều năm qua chính là các NDT đến từ Hà Nội và TPHCM. Nếu có sân bay Phan Thiết thì chắc chắn NDT từ hai địa phương này sẽ nườm nượp vác từng bao tải $ bay lượn tới đây để thả dù. NDT tới vừa để tìm kiếm cơ hội, vừa để đi du lịch, kiếm được tiền thì họ cũng sẽ tiêu tiền. Nơi đây sẽ trở nên tấp nập, có sức sống. Từ đó sẽ níu chân và kéo được con em Bình Thuận ở lại và/ hoặc quay về với quê hương. BDS các địa phương Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Quốc, Bình Phước, Đồng Nai, BRVT bao nhiêu năm qua tăng giá phần lớn đến từ hai tác nhân này. Đất trống đồi trọc để không làm gì vậy thì tại sao không xây dựng sân bay để giúp địa phương phát triển? Vấn đề là tiền đâu để làm? Cái này dễ ợt, đọc phần dưới sẽ có tiền bao la để làm sân bay.
Nguồn: Mai Quốc Bình
Theo ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bất động sản BHS, trong bối cảnh thị trường
Trong quá trình đi tư vấn đầu tư cho các khách hàng, một trong các nội dung tôi luôn nhấn mạnh là QUY HOẠCH – QUY HOẠCH & QUY HOẠCH.
Đề xuất hạ dần lãi suất về 0% vừa qua của VAFI nhận nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, đề xuất này cũng đặt ra giả thiết nếu lãi suất hạ dần về 0% thì thị trường bất động sản sẽ ra sao?
Mua bán nhà hiện nay tồn tại 3 loại giấy tờ: giấy tay, sổ đỏ hay sổ hồng. Mua nhà chỉ có giấy tay giá bao giờ cũng rẻ hơn nhưng độ rủi ro rất cao, nhiều trường hợp mất trắng. Mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng dù đắt tiền hơn nhưng bạn có thể yên tâm ngủ ngon. Nhà có đầy đủ giấy tờ được pháp luật công nhận sau này cũng dễ bán hơn.
Cùng xem với tiêu chí Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/05/2016, để không sát nhập thì cần đáp ứng