Làm thế nào để bắt đáy BĐS ? Chúng ta cần những gì ?
Theo ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bất động sản BHS, trong bối cảnh thị trường
Hàng chục nghìn tỷ đổ vào hạ tầng giao thông
Nhờ lợi thế nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với vị trí cửa ngõ chiến lược, Long An trong thời gian qua được đầu tư ngân sách lớn để phát triển hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại.
Nhìn lại giai đoạn 2015 – 2020, địa phương này đã tập trung nhiều nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông nhằm tăng cường năng lực kết nối với TP.HCM cũng như các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Có thể kể đến như dự án mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ – Nguyễn Văn Tạo với 6 làn xe thông sang khu công nghiệp Long Hậu. Tuyến Metro số 4 nối quận 12, Tân Bình, Phú Nhuận, quận 1, quận 4, quận 7 và khu đô thị – cảng Hiệp Phước.
Đường Lê Văn Lương được mở rộng thêm 30m nối quận 7 và Cần Giuộc, nâng cấp và mở rộng quốc lộ 22, Tỉnh lộ 830, Tỉnh lộ 824, Tỉnh lộ 9… đi qua các huyện Đức Hòa, Cần Giuộc, giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ Long An đến trung tâm kinh tế lớn nhất ở cả nước.
Tuyến ĐT 830 được xem là công trình trọng điểm tại Long An. Dự án có quy mô 4 làn xe, tổng chiều dài 55km. Đây là tuyến huyết mạch kết nối đến nhiều công trình giao thông quan trọng như cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Trung Lương, Quốc lộ 1, Quốc lộ 50…
Ngoài tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương đã giao cắt với cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây thông qua đại lộ Võ Văn Kiệt và Đại lộ Nguyễn Văn Linh, việc đưa vào hoạt động tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành đi qua các huyện Bến Lức, Cần Giuộc (Long An), huyện Bình Chánh, Cần Giờ (TP.HCM) và huyện Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai) sẽ giúp giao thông liên vùng miền Tây và vùng Đông Nam Bộ rút ngắn thời gian nhiều lần.
Cùng với hệ thống giao thông đường bộ Long An cũng là địa phương có hệ thống giao thông đường thủy đa dạng. Trong đó, cảng Quốc tế Long An được đầu tư với nguồn vốn trên 10.000 tỷ đồng góp phần tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa đến cảng, cắt giảm các chi phí liên quan đến logistics. Khi các tuyến giao thông kết nối thông suốt, Cảng Quốc tế Long An không chỉ đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa cho các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn mà còn cả một phần Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Sự phát triển của khu công nghiệp tạo đà cho bất động sản
Nhờ kiểm soát tốt dịch Covid-19 cùng lợi thế về cơ sở vật chất lẫn chi phí lao động, Việt Nam đang trở thành điểm đến của các Tập đoàn lớn trên thế giới để xây dựng các nhà máy sản xuất quy mô.
Hơn nữa, kể từ khi Long An được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép cho dự án đầu tư nước ngoài đầu tiên vào năm 1992, sau gần 30 năm, địa phương này này trở thành điểm đến trong thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài.
Tính đến năm 2020, FDI toàn tỉnh là 1.059 dự án, với vốn đăng ký 6,496 tỷ USD, trong đó, 585 dự án đi vào hoạt động với tổng vốn thực hiện khoảng 3,624 tỷ USD.
Hiện tại Long An có 32 khu công nghiệp (KCN) đã được quy hoạch đồng bộ, diện tích 11.523,14ha và 62 cụm công nghiệp (CCN) diện tích 3.106ha, trong đó 16 KCN và 21 CCN đang hoạt động với tỷ lệ lấp đầy lần lượt đạt 87,4% và 89,7%.
Đòn bẩy hạ tầng và sự phát triển của các khu công nghiệp thúc đẩy nhu cầu về nhà đất tăng cao, dẫn đến sự đổ bộ của nhiều dự án quy mô, góp phần thay đổi giá trị bất động sản của Long An.
Báo cáo quý IV/2020 của CBRE cho thấy, tại khu vực phía Nam, giá bất động sản gần khu công nghiệp tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An đã tăng từ 20% – 30% so với năm trước.
Một công bố thị trường khác của Savills cung cấp, tỷ lệ lấp đầy trung bình của bất động sản công nghiệp tại các tỉnh thành phố trọng điểm hiện đều ở mức cao, trong đó tại Long An đạt 84%, giá đất công nghiệp tại địa phương này cũng đạt mức 123 USD/m2.
Bám sát quy hoạch phát triển của tỉnh, đưa 3 huyện Bến Lức, Cần Giuộc, Đức Hòa trở thành khu đô thị vệ tinh của TP.HCM, Tập đoàn Nam Long đã phát triển dự án Waterpoint tại huyện Bến Lức, với quy mô 355ha. Đây là dự án được Nam Long Group dành 65% quỹ đất để đầu tư hệ sinh thái tích hợp đa dạng bất động sản thương mại với các tiện ích phục vụ nhu cầu sống – làm việc – học tập – vui chơi – mua sắm như: trường học, công viên trung tâm, Country Club, hệ thống trường học quốc tế từ mẫu giáo đến đại học, bệnh viện, trung tâm thương mại, cảng dịch vụ, trung tâm sự kiện, khu thể thao dưới nước, cơ sở tôn giáo…
Hiện nay, hệ thống hạ tầng tổng thể của dự án cũng đã cơ bản hoàn chỉnh, các sản phẩm biệt thự, nhà phố dòng Valora đã bàn giao và chào đón những cư dân đầu tiên dọn về sinh sống, nhiều hạng mục như bến du thuyền, marina club nhà hàng & cafe, công viên trung tâm, hệ thống xe điện nội khu, xe bus liên vùng, hay 3ha tổ hợp dịch vụ thể dục thể thao country club rộng gồm hồ bơi, sân bóng đá, sân tennis,… đã đưa vào vận hành phục vụ cho cư dân.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp địa ốc tên tuổi khác cũng xúc tiến đầu tư, phát triển dự án tại Long An giúp bất động sản địa phương này trở nên ấm nóng hơn. Điển hình có thể kể đến Phúc An City của CĐT Trần Anh Long An, The Sol City của Thắng Lợi Group, Khu dân cư T&T Long Hậu của Tập đoàn T&T Group, Hiệp Phước Harbour View của Công ty Hai Thành… Với lợi thế sẵn có về hạ tầng, sự phát triển của các khu công nghiệp, khi dịch Covid-19 được kiểm soát, các dự án bất động sản đẩy nhanh tiến độ triển khai, Long An không chỉ là điểm đến hấp dẫn cho những nhà đầu tư, mà còn mang đến kỳ vọng lớn về tiềm năng tăng giá của bất động sản trong tương lai.
Tại “Tọa đàm toàn cảnh bất động sản năm 2021: Nhận diện xung lực mới” vừa diễn ra hồi đầu năm, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) đã nhấn mạnh đến xu hướng ly tâm khi nhiều nhà đầu tư chuyển hướng đầu tư các tỉnh – nơi có tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội.
Bình An
Theo Nhịp sống kinh tế
Theo ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bất động sản BHS, trong bối cảnh thị trường
Trong quá trình đi tư vấn đầu tư cho các khách hàng, một trong các nội dung tôi luôn nhấn mạnh là QUY HOẠCH – QUY HOẠCH & QUY HOẠCH.
Đề xuất hạ dần lãi suất về 0% vừa qua của VAFI nhận nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, đề xuất này cũng đặt ra giả thiết nếu lãi suất hạ dần về 0% thì thị trường bất động sản sẽ ra sao?
Mua bán nhà hiện nay tồn tại 3 loại giấy tờ: giấy tay, sổ đỏ hay sổ hồng. Mua nhà chỉ có giấy tay giá bao giờ cũng rẻ hơn nhưng độ rủi ro rất cao, nhiều trường hợp mất trắng. Mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng dù đắt tiền hơn nhưng bạn có thể yên tâm ngủ ngon. Nhà có đầy đủ giấy tờ được pháp luật công nhận sau này cũng dễ bán hơn.
Cùng xem với tiêu chí Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/05/2016, để không sát nhập thì cần đáp ứng
1/ CÓ KHẢ NĂNG KHU VỰC SÂN BAY PHAN THIẾT SẼ NÓNG TRỞ LẠI DO CÂU CHUYỆN ĐẤU GIÁ ĐẤT TẠI SÂN BAY CŨ NHA TRANG.
Có lẽ nhiều bạn đều biết vụ Sân bay Phan Thiết, được giới đầu cơ đánh lên tưng bừng cách đây mấy năm và sau đó bại xụi luôn đến tận bây giờ, vì mãi mà không có nguồn vốn để khởi công xây dựng.
Lý do không nằm ở chỗ vốn đối ứng từ xã hội hóa, vì có rất nhiều tập đoàn tư nhân xếp hàng chờ đợi đối với miếng bánh béo bở này.
Mà là từ cách phê duyệt nguồn vốn 2016-2017 của chính quyền.
Một phần rất lớn nguồn vốn xây dựng các hạng mục sân bay Phan Thiết lại được lấy từ các gói BT tại sân bay cũ Nha Trang.
Sân bay Nha Trang ban đầu lại được chia làm 2 phần.
Năm 2016, một phần đáng kể diện tích của sân bay Nha Trang cũ (hơn 62 ha) đã được tỉnh Khánh Hòa sử dụng để hoàn trả vốn cho Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn để thực hiện 3 dự án BT tại tỉnh Khánh Hòa này.
Và nếu Phúc Sơn làm tốt thì sẽ giao nốt 90 ha còn lại của sân bay Nha Trang cho họ luôn để làm BT sân bay Phan Thiết.
Phúc Sơn này là dây với cụ nào bên trên thì anh em dân buôn bất động sản đều biết cả rồi đó.
BT là gì? BT là làm công trình hạ tầng cho nhà nước và được nhà nước trả công bằng đất. Tức làm xong công trình cho nhà nước, nghiệm thu xong, mới được trả đất, lúc đó mới được đem bán.
Thế nhưng ông thần Phúc Sơn này lại rất tào lao và láu cá. Ông thần này chưa làm xong 3 công trình BT cho tỉnh Khánh Hòa thì đã đem 60ha đất sân bay cũ Nha Trang được hứa giao bán lén hết sạch luôn dưới dạng hợp đồng góp vốn cho các nhà đầu tư.(Tất nhiên là người dân còn biết và mua thì không lý nào chính quyền không biết, nhưng hiện tại thì chính quyền bảo là không biết, hồi mở bán khá tưng bừng).
Bán xong cũng không chịu làm đối ứng BT nốt, đem con bỏ chợ. Chính quyền hiện tại không thừa nhận việc bán đất này là hợp pháp, không thừa nhận quyền sở hữu của các nhà đầu tư đã mua đất sân bay cũ Nha Trang, không cho chuyển nhượng, không cho xây nhà.
Dẫn tới việc dân quậy lên, lùm xùm báo chí vào cuộc, cùng với việc kha khá lãnh đạo Khánh Hòa bị xử lý. Vụ này rất lớn tại Nha Trang và ồn ào ra đến tận Hà Nội.
Kết quả là ông thần Phúc Sơn này không được giao 90ha còn lại của sân bay cũ Nha Trang như dự kiến. Mà 90ha này sẽ được đấu giá công khai, số tiền thu về sẽ dùng để làm sân bay Phan Thiết.
Việc 90ha này sẽ được đấu giá công khai gần như chắc chắn sẽ được diễn ra vào 2021.
Như vậy nguồn vốn ngân sách quan trọng để đưa vào sân bay Phan Thiết xem như đã gỡ được nút thắt suốt 3 năm nay.
Thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất khoảng 90 ha đất còn lại của sân bay Nha Trang cũ cũng đang được gấp rút hoàn thiện.
Đáng chú ý, ngay đầu năm 2020, phương án xã hội hóa đầu tư cả hạng mục hàng không dân dụng và khu bay dự án cảng hàng không Phan Thiết đã được sở ngành tỉnh Bình Thuận và Công ty Rạng Đông đặt lên bàn cân.
Theo tiến độ cập nhật, ở hạng mục hàng không dân dụng, tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với Công ty CP Rạng Đông và Công ty TNHH MTV Thiết kế và Tư vấn xây dựng công trình hàng không làm việc với Cục Hàng không Việt Nam để đẩy nhanh tiến độ thẩm duyệt hồ sơ quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng 1/500 đối với khu hàng không dân dụng.
Đầu tháng 6/2020, UBND tỉnh Bình Thuận lấy ý kiến Bộ Quốc phòng về hồ sơ quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng 1/500 đối với khu hàng không dân dụng để đảm bảo tính kết nối, đồng bộ giữa hai hạng mục.
=> Lúc này là lúc nên khảo sát lại sân bay Phan Thiết. Giá khu vực sân bay Phan Thiết này đã rơi rất nhiều suốt mấy năm qua. Vì nếu đấu giá xong 90ha sân bay Nha Trang thì 100% là giới buôn sẽ hô hào đánh lên sân bay Phan Thiết và khu vực lân cận. Lúc đó có mua cũng mua không kịp nữa.
2/ CÂU CHUYỆN ĐA CẤP BẤT ĐỘNG SẢN DẠO THỜI GIAN GẦN ĐÂY
Dạo gần đây các thị trường bất động sản lớn trong Nam rất khó khăn như Tphcm, Đà Nẵng, Nha Trang. Lượng thanh khoản rất thấp.
Tuy nhiên tiền của các đội vẫn nhiều. Vì khác với 2008 là cả nước cùng thua bất động sản và khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Hiện giờ tiền của các chủ đầu tư, các đội lái, các nhà đầu tư thành công vẫn còn rất nhiều. Vì có rất nhiều % trong số này mua từ lúc giá rất rẻ và chốt lãi ăn bằng lần sau đó.
Dòng tiền vẫn còn và đang loay hoay tìm chỗ để đầu tư, đầu cơ thổi giá.
Vì vậy chuyện các đội không thể để dòng tiền đứng im, không sinh ra lãi tìm cách hò dô, thổi giá ở 1 vùng nào đó là hiển nhiên.
Tuy nhiên kinh tế đất nước đang khó khăn là sự thật và tâm lý thận trọng của giới giàu khi ra tiền cũng như tâm lý lo ngại của trung lưu, bình dân khi vay vốn đầu tư bất động sản vẫn hiện hữu. Cùng với việc bất động sản mấy năm qua tại các thị trường trọng điểm đã được thổi giá lên gấp mấy lần vượt sức mua của cầu thực. Giới đầu cơ như Admin chỉ còn cách hò dô các thị trường nhỏ hơn như Hòa Lạc, Bảo Lộc, Phan Rang…Những sóng này thường tăng nhanh vì thị trường bé tí, có 1 lượng vốn lớn đổ vào là lên cái ào ngay. Nhưng cũng sớm xẹp ngay sau đó vì lên bởi dân đầu cơ như n thổi giá chứ đâu phải lên bởi sự thay đổi hạ tầng, hay do kinh tế, nội tại địa phương phát triển gì đâu. Đánh lên, chốt lãi xong thì phải bỏ đi chứ ở lại làm gì.
Thế đánh xong Bảo Lộc có khả năng các đội xuống đánh lại Phan Thiết không? Có chứ. Vì Phan Thiết rơi sâu cả mấy năm nay.
=> Cứ phải khảo sát gấp và mua vào khu sân bay Phan Thiết và Phan Thiết.
3/ RỦI RO KHI ĐẦU TƯ KHU VỰC QUANH SÂN BAY PHAN THIẾT NÀY
Có rủi ro khi bỏ tiền vào đây không? Có chứ.
Đó là lại đấu đá, đấm đạp loạn xị tại cuộc chơi đấu giá 90ha còn lại ở sân bay cũ Nha Trang, không ông nào chịu ông nào, không thống nhất được, chơi nhau, ra báo chí ầm ĩ thì lại tan mây. Nhưng lần này khả năng này thấp hơn hẳn so với trước vì thời điểm này chắc không lãnh đạo nào dám làm bậy.
Thông tin cực quan trọng đó, các bạn đi khảo sát và lo múc đi.
Nguồn: Trần Thiên Ân
Theo ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bất động sản BHS, trong bối cảnh thị trường
Trong quá trình đi tư vấn đầu tư cho các khách hàng, một trong các nội dung tôi luôn nhấn mạnh là QUY HOẠCH – QUY HOẠCH & QUY HOẠCH.
Đề xuất hạ dần lãi suất về 0% vừa qua của VAFI nhận nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, đề xuất này cũng đặt ra giả thiết nếu lãi suất hạ dần về 0% thì thị trường bất động sản sẽ ra sao?
Mua bán nhà hiện nay tồn tại 3 loại giấy tờ: giấy tay, sổ đỏ hay sổ hồng. Mua nhà chỉ có giấy tay giá bao giờ cũng rẻ hơn nhưng độ rủi ro rất cao, nhiều trường hợp mất trắng. Mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng dù đắt tiền hơn nhưng bạn có thể yên tâm ngủ ngon. Nhà có đầy đủ giấy tờ được pháp luật công nhận sau này cũng dễ bán hơn.
Cùng xem với tiêu chí Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/05/2016, để không sát nhập thì cần đáp ứng