Làm thế nào để bắt đáy BĐS ? Chúng ta cần những gì ?
Theo ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bất động sản BHS, trong bối cảnh thị trường
A. Nguyên nhân chính: Đơn giản là CUNG vs CẦU. Căn hộ, một sản phẩm BĐS đặc thù, đang trở nên phổ biến, ít đặc biệt hơn (nhất là phân khúc tầm trung), ở một góc nhìn nào đó, ngày càng gần với các qui luật của nền kinh tế thị trường.
Nhiều bạn sẽ bảo cái này liên quan nhiều đến thượng tầng, nói thế sẽ hiểu. Hà Nội khá êm đềm, gần mặt trời, các dự án vượt cạn về thủ tục dễ dàng. Sài Gòn từ lúc ánh hoàng hôn của anh 2 Japan và đồng đội bắt đầu le lói đến giờ vẫn đắm say trong bão tố, quá ít dự án được chấp thuận. Cũng không hẳn. Luật là chung, thống nhất toàn quốc kia mà.
Có thể do đặc thù lịch sử phát triển của hai đô thị, quỹ đất lô lớn ở nội thành có thể xây dự án căn hộ ở SG ít hơn HN. Trong đó, phần lớn có nguồn gốc liên quan đến đất công, đất quốc phòng, hay từ các Doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa.
Con đường từ đất DN nhà nước thành các khu căn hộ CĐT tư nhân lấp lánh, có lẽ trên cả thế giới, không khác nhau là mấy. Nhưng tại sao, Sài Gòn lại vướng, sai phạm nhiều vậy, trước hết các bạn Sài Gòn hãy tự trách mình.
Hà Nội được đầu tư nhiều hơn Sài Gòn về hạ tầng, giao thông đô thị, tạo điều kiện kết nối, phát triển các khu đô thị mới dễ dàng. Cái này ĐÚNG nhé. Trong lúc chờ Quốc Hội khóa mới xem xét, có lẽ các bạn SG nên … đóng thuế nhiều hơn.
Một góc khác, lần này nhìn qua ô cửa nhỏ của máy bay, Sài Gòn vẫn còn nhiều quỹ đất lớn, vị trí đẹp, đặc biệt vùng ven, cận nội thành. Vậy tại sao Sài Gòn không thể tăng nguồn cung căn hộ, đặc biệt phân khúc trung bình và thấp, cho đại bộ phận dân thành phố ? Một lần nữa, bạn sẽ nói về ngân sách đầu tư phát triển hạn chế, OK không sai. Nhưng sao không nghĩ về con người, về đội ngũ lãnh đạo, quản lý của Sài Gòn, vấn đề lớn nhất rất ít được đề cập.
Bài viết không xét tầng lớp trên, phân khúc cao cấp, siêu giàu, gắn với tham nhũng, buôn lậu hay các “lợi ích” đặc biệt khác.
Thu nhập thực tế từ lương, thưởng & làm ăn chân chính của lao động Sài Gòn chắc chắn cao hơn Hà Nội, xuất phát từ sự lớn mạnh của khối DN ngoài quốc doanh & FDI. Bạn có thể kiểm tra số liệu đóng BHXH & Thuế thu nhập cá nhân, dễ mà.
Sài Gòn cũng là nơi tập trung kiều bào, người nước ngoài sinh sống & làm việc; nhu cầu thuê căn hộ & khả năng chi trả khá lớn. Năm 2019, Sài Gòn có gần 110.000 người quốc tịch khác sinh sống và làm việc, Hà Nội được bao nhiêu ?
Nền kinh tế dịch vụ, giải trí khổng lồ của Sài Gòn cũng hơn xa Hà Nội. Vui tí, nếu còn lăn tăn, bốc điện thoại hỏi hết 60 hoa hậu VN hiện giờ sống ở đâu bạn sẽ hiểu. BĐS đơn giản lắm, hãy nhìn BẢN ĐỒ
B. Các vấn đề khác, viết vui, comment thoải mái nhé
Tỷ lệ dân Hà Nội sống, làm việc liên quan đến khối DNNN/dịch vụ công khá lớn nên vấn đề vị trí trung tâm khá quan trọng, ảnh hưởng lớn đến giá bán/cho thuê căn hộ vùng xa trung tâm.
Quan điểm về trường công, trường điểm (phần lớn tập trung khu vực nội thành) ở Hà Nội cũng còn có vẻ “cứng” hơn Sài Gòn.
Quan điểm về mua nhà mặt đất, nhằm bảo tồn tài sản cho thế hệ sau của dân Hà Thành vững hơn.
Hà Nội đã làm quen với các khu chung cư, khu tập thể từ thời Brezhnev; đa phần chất lượng cực kém. Và điều này đã in dấu ấn sâu đậm trong tâm trí dân Hà Thành, tác động mãi đến giai đọan gần đây.
Sài Gòn hơi khác, làm ở đâu, con học ở đâu thì mua/thuê nhà gần đấy.
Quan điểm về sự ở của dân Sài Gòn, đặc biệt lớp trẻ cũng có vẻ thoáng và đơn giản hơn.
Về văn hóa sống quần cư, quần canh, có nguồn gốc từ lịch sử hàng trăm năm của 2 miền: rất thú vị nhưng khó đề cập đầy đủ trong khuôn khổ bài viết ngắn.
Nguồn: Minh Lê
Theo ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bất động sản BHS, trong bối cảnh thị trường
Trong quá trình đi tư vấn đầu tư cho các khách hàng, một trong các nội dung tôi luôn nhấn mạnh là QUY HOẠCH – QUY HOẠCH & QUY HOẠCH.
Đề xuất hạ dần lãi suất về 0% vừa qua của VAFI nhận nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, đề xuất này cũng đặt ra giả thiết nếu lãi suất hạ dần về 0% thì thị trường bất động sản sẽ ra sao?
Mua bán nhà hiện nay tồn tại 3 loại giấy tờ: giấy tay, sổ đỏ hay sổ hồng. Mua nhà chỉ có giấy tay giá bao giờ cũng rẻ hơn nhưng độ rủi ro rất cao, nhiều trường hợp mất trắng. Mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng dù đắt tiền hơn nhưng bạn có thể yên tâm ngủ ngon. Nhà có đầy đủ giấy tờ được pháp luật công nhận sau này cũng dễ bán hơn.
Cùng xem với tiêu chí Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/05/2016, để không sát nhập thì cần đáp ứng