🏡 NHÀ ĐẦU TƯ “RÓT TIỀN” VÀO THỊ TRƯỜNG BĐS, CƠ HỘI NÀO SAU DỊCH ?

Tuy nhiên, nên có quan điểm đầu tư rõ ràng, chiến lược đầu tư mang tính chất trung và dài hạn, lựa chọn sản phẩm chất lượng của những nhà phát triển có uy tín, có bề dày kinh nghiệm, có sản phẩm đối chứng…

Ông Phạm Lâm, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc DKRA Vietnam nói về cơ hội và triển vọng của thị trường BĐS sau thời điểm dịch Covid-19.
Cơ hội lựa được sản phẩm tốt và độ an toàn cao

Theo ông Phạm Lâm, về triển vọng chung của thị trường BĐS , trong ngắn hạn sẽ có điều chỉnh về thanh khoản, giá bán. Cụ thể là thị trường giảm thanh khoản hơn so với giai đoạn 2017 – 2019, tuy nhiên thanh khoản vẫn ổn định đối với những thị trường có tính bền vững cao như Tp.HCM. Song song đó, giá bán cũng có thể bị điều chỉnh để thích nghi với những diễn biến ngắn hạn của thị trường.

Lúc này, thương hiệu của các chủ đầu tư, nhà phát triển, công ty dịch vụ môi giới có uy tín, có sản phẩm đã kiểm chứng, bề dày kinh nghiệm sẽ được khách hàng đặt niềm tin. Đây là một trong những tiêu chí giúp khách hàng chọn lựa sản phẩm tốt và có độ an toàn cao.

“Tuy thị trường đang đối mặt không ít khó khăn và thách thức, nhưng NĐT vẫn có rất nhiều sự lựa chọn trong bối cảnh này. Tuy nhiên, NĐT nên có quan điểm đầu tư rõ ràng, chiến lược đầu tư mang tính chất trung và dài hạn, lựa chọn sản phẩm chất lượng của những nhà phát triển có uy tín, có bề dày kinh nghiệm, có sản phẩm đối chứng…”, ông Lâm nhấn mạnh.

Về chiến thuật, ông Lâm khuyến cáo, NĐT nên đầu tư ở các thị trường có nhiều lợi thế phát triển ổn định. Tránh tình trạng đầu tư vào các loại hình sản phẩm giá rẻ, không an toàn, thiếu tính bền vững.

Theo ông Lâm, giai đoạn sau dịch cũng là thời gian thử thách sự yêu nghề và tính chuyên nghiệp của người hoạt động trong lĩnh vực môi giới. Những ai vượt qua thử thách này sẽ trở hành những môi giới yêu nghề, bản lĩnh và có trách nhiệm với nghề nghiệp. Đối với môi giới (bao gồm cả cá nhân và tổ chức), thời điểm này là cơ hội lớn 10 năm có một lần để vượt ngưỡng. Sự trải nghiệm khó khăn sẽ giúp trưởng thành và dần thấm thía hơn những giá trị lao động chân chính, từ đó thật sự hiểu và yêu nghề. Ai trải qua giai đoạn này sẽ có thêm năng lượng đặc biệt để lăn lộn và tận dụng cơ hội cho những giai đoạn sau.

“Đã làm môi giới thì hãy là một nhà môi giới chuyên nghiệp. Dù hiện nay có nhiều khó khăn và thách thức cho môi giới, thị trường vẫn còn đó nhiều cơ hội lớn cho những nhà môi giới chuyên nghiệp, uy tín”, ông Lâm từng nhấn mạnh.

Thời cơ bùng nổ các ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực BĐS

Một trong những cơ hội và triển vọng của thị trường BĐS sau dịch, theo ông Lâm đó là thời cơ bùng nổ các ứng dụng công nghệ (Protech, Fintech) trong lĩnh vực BĐS. Đại dịch mở ra cuộc cạnh tranh mới về việc thiết lập “cách thức giao dịch mới” trên thị trường. Cuộc cạnh tranh này dự đoán sẽ gay gắt, khốc liệt và không dành cho tất cả. Sự tham gia đa dạng từ các chủ đầu tư lớn cho tới các “startup mộng mơ” sẽ làm cho bức tranh cực kỳ sôi động trong năm 2020 – 2021. Và kết quả từ cuộc đua này, theo ông Lâm sẽ có những thương hiệu hoặc trở thành đế chế hoặc lóe lên rồi vụt tắt.

Hiện tại, công nghệ hóa BĐS là xu hướng tất yếu và có thể giải quyết nhiều vấn đề, đặc biệt là tối ưu hóa việc truyền tải và tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, minh bạch, dễ dàng và thuận tiện. Điều này là cơ hội rất lớn cả ở phía doanh nghiệp và người mua BĐS.

Theo ông Lâm, việc ứng dụng công nghệ vào BĐS (Proptech, Fintech) sẽ bùng nổ/bứt phá trong năm 2020 và thời gian tới. Ngày càng nhiều đơn vị tích cực sử dụng công nghệ vào các quá trình tư vấn phát triển dự án (bằng cách sử dụng nền tảng platfom liên quan đến việc thu thập dữ liệu và thông tin), tiếp thị (công nghệ thực tế ảo 6D, 3D), tìm kiếm thông tin, booking online, quản lý, vận hành BĐS,… tạo nên một hệ sinh thái kết hợp đầy đủ tiện ích, dễ dàng quản lý, đem lại sự thuận tiện nhất và tiết kiệm chi phí cho người dùng.

Thực tế, trong thời gian xuất hiện dịch bệnh, các ứng dụng công nghệ BĐS có nhiều điều kiện và cơ hội phát triển tốt hơn trong điều kiện bình thường. Người dùng có nhu cầu sử dụng ứng dụng nhiều hơn vì đây là phương án an toàn và hợp lý nhất tại thời điểm này. Khách hàng có thể tìm kiếm thông tin thông qua ứng dụng thay vì trực tiếp tham quan nhà mẫu hay dự án. Đây cũng là cơ hội cho các ứng dụng tích hợp nhiều tính năng tiếp cận gần hơn với khách hàng. Có thể xem đây là đòn bẩy thúc đẩy công nghệ hóa BĐS càng phát triển.

Tuy nhiên, theo ông Lâm, các ứng dụng công nghệ BĐS vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề tâm lý khách hàng còn e ngại khi thực hiện mua bán, giao dịch thông qua ứng dụng. Bên cạnh đó, đối với hoạt động giao dịch BĐS online vẫn còn những vướng mắc về mặt pháp lý.

“Rõ ràng, Việt Nam đã và đang ứng phó với đại dịch rất tốt, cho thấy tầm quan trọng của sự thích nghi, nỗ lực của người dân, doanh nghiệp và chính phủ trong các phương án chung để vượt qua dịch. Đây cũng là điều may mắn của Việt Nam khi chúng ta cùng nhau đoàn kết, chia sẻ, thấu hiểu để cùng nhau vượt qua đại dịch, tận dụng tất cả các cơ hội dù là nhỏ nhất. Điều cần thiết lúc này là giữ vững tinh thần lạc quan và tăng cường tính thích nghi của doanh nghiệp, cá nhân”, CEO DKRA Vietnam chia sẻ.

Nguồn: Cafef.vn

Chia sẻ bài viết

Xem thêm các bài khác

Bí quyết đầu tư

NHỮNG KINH NGHIỆM QUAN TRỌNG NHẤT CẦN LƯU Ý KHI MUA NHÀ ĐẤT

Mua bán nhà hiện nay tồn tại 3 loại giấy tờ: giấy tay, sổ đỏ hay sổ hồng. Mua nhà chỉ có giấy tay giá bao giờ cũng rẻ hơn nhưng độ rủi ro rất cao, nhiều trường hợp mất trắng. Mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng dù đắt tiền hơn nhưng bạn có thể yên tâm ngủ ngon. Nhà có đầy đủ giấy tờ được pháp luật công nhận sau này cũng dễ bán hơn.

Loạn chuyển nhượng đất ở Phú Quốc: Có trách nhiệm của chủ tịch tỉnh thời kỳ 2011-2017

Từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2017, Sở TN&MT tỉnh Kiên Giang cho phép tách 17.808 thửa đất nông nghiệp với diện tích nhỏ (dưới 500 m2) trên địa bàn huyện Phú Quốc, dẫn tới tình trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đảo này diễn ra hết sức phức tạp.

Thanh tra Chính phủ cho rằng, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2011-2017 chịu trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành chung…

Phó tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) Đặng Công Huẩn vừa ký ban hành kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai, quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011 – 2017.

Đề nghị xem xét thu hồi 43 dự án

TTCP đánh giá, trong thời kỳ thanh tra, việc lập, thẩm định và trình duyệt quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Kiên Giang về cơ bản thực hiện đúng trình tự, thủ tục; có nhiều cố gắng trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, đã thực hiện tương đối đầy đủ các chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản tuy nhiên vẫn còn để xảy ra nhiều vi phạm, hạn chế.

Điển hình, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh Kiên Giang và các đơn vị hành chính cấp huyện chưa kịp thời, chậm so với quy định. Bên cạnh đó, chất lượng công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) của tỉnh Kiên Giang và các đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc chưa cao, chưa tuân thủ nguyên tắc về sự phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giữa các cấp.

Đặc biệt, thời kỳ từ năm 2011-2014, toàn bộ 145/145 đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang không lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, vi phạm Luật Đất đai 2003.

TTCP cũng cho rằng, việc chưa kiểm tra, giám sát thường xuyên đã dẫn đến nhiều dự án đầu tư chậm tiến độ trong thời gian dài; có trường hợp đã được gia hạn tiến độ nhiều lần nhưng chậm được xử lý theo quy định, gây lãng phí nguồn tài nguyên đất, đặc biệt là các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Phú Quốc.

“Trên cơ sở kết quả thanh tra, TTCP đề nghị UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện các bước theo quy định của pháp luật để xem xét thu hồi chủ trương đầu tư, thu hồi đất đối với 43 dự án đầu tư chậm tiến độ nhiều năm” – kết luận của TTCP nêu rõ.

Tình trạng “xé” nhỏ đất nông nghiệp phân lô

Vẫn theo kết luận thanh tra, trong giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 6/2018, UBND huyện Phú Quốc và UBND các xã, thị trấn trực thuộc đã buông lỏng quản lý về đất đai, về trật tự xây dựng đô thị dẫn tới nhiều tổ chức, cá nhân xây dựng hạ tầng trái phép trên đất nông nghiệp nhằm mục đích phân lô, tách thửa đất nông nghiệp với diện tích nhỏ để chuyển nhượng.

Qua thanh tra phát hiện từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2017, Sở TNMT tỉnh Kiên Giang cho phép tách 17.808 thửa đất nông nghiệp với diện tích nhỏ (dưới 500 m2) trên địa bàn huyện Phú Quốc, dẫn tới tình trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đảo này diễn ra hết sức phức tạp, gây khó khăn trong công tác quản lý đất đai.

“Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của các thửa đất được phân lô không vì mục đích sản xuất nông nghiệp, gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai và đặc biệt trong việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt” – TTCP nêu quan điểm.

Bên cạnh đó, TTCP cũng cho rằng việc buông lỏng quản lý rừng của Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, Ban Quản lý rừng phòng hộ Phú Quốc và Vườn Quốc gia Phú Quốc đã dẫn tới tình trạng các hộ dân lấn chiếm đất rừng diễn ra trong một thời gian dài nhưng chậm được ngăn chặn xử lý. Thậm chí, có một số hộ dân được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chồng lấn với diện tích đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Vườn Quốc gia Phú Quốc.

Mặt khác, việc UBND tỉnh Kiên Giang không giao cho chủ rừng hoặc đơn vị có chức năng khai thác để khai thác tận thu gỗ rừng tại dự án Khu du lịch sinh thái Bãi Dài do Công ty cổ phần Đầu tư phát triển du lịch Phú Quốc làm chủ đầu tư là vi phạm Thông tư số 35 năm 2011 của Bộ NN&PTNT.

Mặc dù hiện nay UBND tỉnh Kiên Giang đã tổ chức phân loại, định giá số lượng gỗ và Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển du lịch Phú Quốc đã nộp vào ngân sách nhà nước hơn 16 tỷ đồng tiền tận thu gỗ, song TTCP vẫn cảnh báo nguy cơ thất thoát hơn 12.930 m3 gỗ.

TTCP cho rằng, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2011-2017 chịu trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành chung; còn thủ trưởng các sở, ngành và chủ tịch UBND các huyện, thành phố trực thuộc chịu trách nhiệm chính đối với vi phạm thiếu sót đã nêu tại kết luận thanh tra.

Cùng với kiến nghị khắc phục vi phạm, tồn tại, TTCP đề nghị UBND tỉnh Kiên Giang khẩn trương báo cáo Thủ tướng, Bộ Xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch chung của huyện đảo Phú Quốc theo định hướng phát triển thành đơn vị kinh tế – hành chính đặc biệt theo chủ trương đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận năm 2018. Trong đó, đối với diện tích đất được quy hoạch mục đích sản xuất nông nghiệp nhưng sử dụng không hiệu quả, cần phải chuyển sang mục đích khác để đảm bảo sử dụng có hiệu quả nhất tài nguyên.

TTCP kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc có biện pháp xử lý kiên quyết đối với các công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, xử lý nghiêm hành vi sử dụng đất trái mục đích đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện; thanh tra việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các hộ gia đình, cá nhân liên quan đến đất rừng thuộc Vườn Quốc gia và Rừng phòng hộ Phú Quốc.

Nguồm: Theo Dương Lê (Tiền phong)

Chia sẻ bài viết

Xem thêm các bài khác

Bí quyết đầu tư

NHỮNG KINH NGHIỆM QUAN TRỌNG NHẤT CẦN LƯU Ý KHI MUA NHÀ ĐẤT

Mua bán nhà hiện nay tồn tại 3 loại giấy tờ: giấy tay, sổ đỏ hay sổ hồng. Mua nhà chỉ có giấy tay giá bao giờ cũng rẻ hơn nhưng độ rủi ro rất cao, nhiều trường hợp mất trắng. Mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng dù đắt tiền hơn nhưng bạn có thể yên tâm ngủ ngon. Nhà có đầy đủ giấy tờ được pháp luật công nhận sau này cũng dễ bán hơn.

🏡 CẦN BIẾT NHỮNG GÌ KHI MUA ĐẤT NỀN ?

Khá nhiều trường hợp người mua đất vì tin chủ nhà mà khi tiến hành hợp đồng đặt cọc đã không yêu cầu công chứng hợp đồng cọc. Đã không ít trường hợp trong số đó gặp phải chủ nhà làm ăn thất tín dẫn đến tiền cọc mất, đất chẳng thấy đâu.

Mới đây, tại Tp.HCM có một trường hợp vì quá tin người đã đặt cọc một số tiền lớn để mua mảnh đất nền gần 800m2 của đôi vợ chồng làm ăn thất tín. Kết quả, người mua này hiện đứng trên bờ vực mất tiền tỉ.
Được biết, sau khi tiến hành hợp đồng đặt cọc, người mua này chuyển cho chủ nhà số tiền 3 tỉ nhưng hơn 1 năm nay chủ nhà vẫn chưa hoàn thành xong các thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất và phân lô như đã cam kết trong hợp đồng cọc (cam kết 90 ngày), đồng thời thường xuyên né tránh người mua. Theo người mua này vì quá tin tưởng chủ nhà nên khi đặt cọc không yêu cầu công chứng hợp đồng cọc.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về hợp đồng đặt cọc, đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tuy nhiên, theo Luật sư Trần Đức Phượng, Đoàn Luật sư Tp.HCM thì trường hợp mất tiền vì đặt cọc này là rất phổ biến ở thị trường thời gian qua. Luật quy định đối với các dự án căn hộ chỉ được huy động vốn khi xây xong móng nhưng nhiều bên vẫn lách luật bằng việc ký các hợp đồng “giữ chỗ”, hợp đồng “cọc”.

Sau đó, không ít dự án vướng thanh tra hoặc xảy ra mâu thuẫn giữa chủ đầu tư với khách hàng thì quá trình đòi tiền rất nhiêu khê. Về nguyên tắc khách hàng có thể khởi kiện để đòi quyền lợi nhưng do việc kiện tụng tốn quá nhiều thời gian, chi phí, trong khi đó số tiền cọc không lớn nên nhiều người mệt mỏi bỏ cuộc.

Đặc biệt đó là những mâu thuẫn không thể ngồi lại giữa chủ nhà với khách hàng đã đẩy không ít nhà đầu tư rơi vào thế “cầm dao đằng lưỡi”. Trong trường hợp này, do đã đóng tiền cho chủ nhà nên khi xảy ra chuyện người mua thường sẽ khó khăn khi đòi lại tiền.

Cách đây không lâu, trường hợp của bà Nguyễn Thị B (ngụ Quận 12, Tp.HCM) là một ví dụ, bà B cho biết, vào tháng 10 năm 2019 đã đặt cọc cho ông M. (Quận Gò Vấp)100 triệu đồng. Hai bên thống nhất ngày 27/11/2019 sẽ ký hoàn tất thủ tục mua bán và bàn giao nhà, nếu bên nào vi phạm việc trên thì sẽ phải bồi thường cho bên kia 50 triệu đồng.

Tuy nhiên, khi quá hạn ngày bàn giao nhà nhưng ông M không thực hiện theo thỏa thuận mà tìm nhiều lý do xin hoãn. Bà B. còn biết thông tin ông M đang có ý định bán nhà cho người khác vì được giá cao hơn. Sau đó, bà B. nhiều lần nhờ luật sư can thiệp để khởi kiện nhưng quá trình đòi tiền rất nhiêu khê, qua nhiều bước vừa tốn thời gian vừa tốn chi phí đi lại. Cuối cùng, bà B. đành mệt mỏi từ bỏ.

Theo luật sư Lương Ngọc Đinh, Giám đốc Công ty Luật TNHH Thịnh Việt Trí, để phòng tránh những rủi ro khi giao dịch BĐS, người mua cần kiểm tra chủ sở hữu, thông tin thửa đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đối với BĐS đã có sổ hồng thì cần xem hiện trạng nhà ở, cập nhật về thay đổi chủ sở hữu, thế chấp.

Ở thời điểm đặt cọc, nhiều người thường không quan tâm đến chủ thể đứng tên trên giấy tờ pháp lý của BĐS là ai? Nếu trên giấy tờ chỉ có tên một người, ví dụ chồng hoặc vợ, thì người mua cần yêu cầu bên bán xác nhận BĐS đó là tài sản chung hay riêng và phải được lập bằng văn bản tại cơ quan công chứng. Với tài sản do nhận thừa kế, giấy chứng nhận thể hiện bao nhiêu chủ sở hữu thì bên mua phải yêu cầu tất cả cùng đứng tên ký vào hợp đồng cọc.

Ngoài xác định tính chính chủ, người mua cần kiểm tra thông tin quy hoạch của BĐS cần mua; hiện trạng BĐS đó do ai đang sử dụng, người bán đang cho thuê, cho ở nhờ hay chính họ sử dụng, để đảm bảo khi xuống tiền rồi thì người mua sẽ nhận được BĐS ngay.

Nguồn: Hạ Vy (Theo Trí thức trẻ)

Chia sẻ bài viết

Xem thêm các bài khác

Bí quyết đầu tư

NHỮNG KINH NGHIỆM QUAN TRỌNG NHẤT CẦN LƯU Ý KHI MUA NHÀ ĐẤT

Mua bán nhà hiện nay tồn tại 3 loại giấy tờ: giấy tay, sổ đỏ hay sổ hồng. Mua nhà chỉ có giấy tay giá bao giờ cũng rẻ hơn nhưng độ rủi ro rất cao, nhiều trường hợp mất trắng. Mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng dù đắt tiền hơn nhưng bạn có thể yên tâm ngủ ngon. Nhà có đầy đủ giấy tờ được pháp luật công nhận sau này cũng dễ bán hơn.

🧑🏻‍💻 MUA NHÀ THỜI CÔNG NGHỆ 4.0, CHÚNG TA CẦN GÌ ? 👩🏻‍💻

Không chịu “ngủ đông” như nhiều doanh nghiệp trong một số lĩnh vực khác, nhiều doanh nghiệp bất động sản (BĐS) đã và đang đẩy mạnh số hóa giao dịch để ứng phó với dịch COVID-19.

Mới đây, Công ty Cổ phần Vinhomes không thể “ngồi im chờ sàn đến, khách về” nên đã cho ra mắt Sàn giao dịch bất động sản trực tuyến của riêng mình.

• Trong nguy có cơ

Những hệ lụy mà đại dịch COVID-19 gây ra cho nền kinh tế nói chung và thị trường BĐS nói riêng đã nhãn tiền. Lượng giao dịch giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp và nhiều sàn môi giới buộc phải đóng cửa hoặc tạm thời chấp nhận “ngủ đông”. Theo số liệu thống kê từ Hội Môi gới BĐS Việt Nam, từ đầu năm đến nay đã có đến hơn 300 sàn giao dịch phải đóng cửa hoặc cắt giảm quy mô, nhân sự do COVID-19.

Trong bối cảnh đó, để trụ lại, các doanh nghiệp BĐS buộc phải thay đổi phương thức tiếp cận khách hàng thông qua việc đưa các ứng dụng công nghệ, trực tuyến hóa việc tiếp cận khách hàng, tiếp thị sản phẩm.

Trước đây, phương thức bán hàng trực tiếp vốn là lựa chọn duy nhất do BĐS là các sản phẩm có giá trị lớn, cần nhiều thời gian để đi đến một quyết định mua bán. Đến nay, bằng việc ứng dụng những công nghệ 4.0 như thực tế ảo VR, AI kết hợp đa phương tiện, truyền hình trực tiếp “live stream”, khách hàng có thể được giới thiệu từng ngóc ngách của căn hộ như đang đi thăm quan trực tiếp, từ đó tự tin cho quyết định xuống tiền.

Nói về xu thế này, ông Phạm Lâm – Tổng Giám đốc DKRA Vietnam nhận định việc ứng dụng công nghệ vào BĐS (Proptech, Fintech) từ lâu đã tạo thành xu hướng gây hiệu ứng tốt và chắc chắn sẽ bùng nổ trong giai đoạn 2020-2025.
Trong 6-12 tháng tới, khi dịch COVID-19 chưa được đẩy lùi, thì các ứng dụng công nghệ BĐS có nhiều điều kiện tiếp cận người dùng hơn và có cơ hội phát triển tốt hơn trong điều kiện bình thường.

Với sự nhập cuộc của những “ông lớn” như Vinhomes, Sunshine,… rõ ràng cuộc chơi số hóa giao dịch mua bán BĐS đã bắt đầu tăng tốc và dần trở thành xu thế tất yếu.

Mô hình kinh doanh BĐS trực tuyến Vinhomes Online được quảng bá là ứng dụng công nghệ cao, kết nối trực tiếp giữa chủ đầu tư và khách hàng thông qua màn hình máy tính hoặc điện thoại dựa trên nền tảng tích hợp đa phương tiện giúp khách hàng có thể thực hiện toàn bộ quá trình mua nhà từ xa.

Bên cạnh Sàn giao dịch trực tuyến trên nền tảng web, Vingroup cũng đã ra mắt app VinID, trong đó có tích hợp tiện ích giúp cập nhật nhanh chóng và chi tiết các dự án Vinhomes như: vị trí, diện tích, tiện ích, giá bán, vốn đầu tư, tiến độ triển khai, ngày đấu giá, cách liên hệ trực tiếp… Khi dùng app này, khách hàng cũng có thể thanh toán trực tuyến.

Hay như Sunshine mới đây cũng đã có ra mắt mắt ứng dụng Sunshine App, để bán các sản phẩm BĐS do “của nhà làm ra”. Đặc biệt, không chỉ mua – bán, Sunshine App còn tích hợp các chức năng như cho thuê nhà, đầu tư online, tư vấn dự án, cho vay tiêu dùng, gọi xe, giúp việc, du lịch, giáo dục, y tế, mua sắm, quản lý nhà cửa…

Ông Đỗ Anh Tuấn – Chủ tịch Sunshine, cho biết dự án xây dựng ứng dụng này đã được doanh nghiệp ấp ủ từ lâu và sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về các dự án, từ đó khách hàng có thể dễ dàng ra quyết định mua hay đầu tư chỉ thông qua một “cái chạm” trên ứng dụng để đến bước thanh toán chỉ bằng 1 chiếc điện thoại có kết nối internet.

Không chỉ hai ông lớn trên, nhiều doanh nghiệp BĐS khác cũng đã đón đầu xu hướng “bán BĐS online” như công ty Khải Hoàn Land cũng ra mắt app bán BĐS hay công ty LinkHouse ra mắt LinkHouse App tích hợp nhiều chức năng như cung cấp thông tin, tài liệu dự án, chỉnh sửa thông tin giao dịch, hỗ trợ đặt chỗ mua bán nhà đất, đánh giá dịch vụ, đặt lịch sự kiện, đăng ký tham gia sự kiện.

• Xu hướng tương lai

Theo thống kê, kể từ khi dịch bùng phát dịch COVID-19 đến nay, các trang thương mại điện tử tăng trưởng ít nhất 20% so với những tháng cuối năm 2019, cá biệt một số trang mua sắm có mức tăng trưởng lên đến 150% so với ngày thường.

Cũng nằm trong xu thế đó, bán BĐS bằng công nghệ cũng là xu hướng tất yếu. Thông qua ứng dụng công nghệ, các chủ đầu tư cung cấp các thông tin chính xác, đầy đủ đảm bảo sự an toàn cho khách hàng, từ đó khách hàng tin tưởng lựa chọn BĐS, mà không cần có sự can thiệp của con người.

Theo ông Đỗ Anh Tuấn, việc ứng dụng công nghệ vào giao dịch BĐS là xu thế của thời đại và COVID-19 đã thúc đẩy nó nhanh hơn. Giờ đây, doanh nghiệp có thể ngồi nhà chủ động giới thiệu sản phẩm cũng như có thể hạn chế được tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, mang lại một môi trường làm việc công bằng hơn.

Tuy nhiên, các ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực BĐS vẫn chưa phong phú và sẽ cần thêm nhiều thời gian để thay đổi hành vi của người dùng. Bởi vẫn có nhiều khách hàng giữ thói quen mua nhà phải đến tận nơi, “gặp người thật mới ra được việc thật”. Do đó, để thay đổi điều này cần chứng minh được tính ưu việt của công nghệ trong giao dịch BĐS.

Nhiều chuyên gia BĐS cho rằng việc các tập đoàn lớn, các công ty môi giới BĐS cho ra đời các ứng dụng và nền tảng bán BĐS online sẽ làm thay đổi diện mạo thị trường BĐS và phương thức mua bán truyền thống vốn tồn tại nhiều nhược điểm, như những thông tin không chính xác về dự án, lừa dối khách hàng…

Tương tự như xe công nghệ đã tạo ra một cuộc cách mạng thay đổi thói quen di chuyển của người dân, thì việc bán hàng BĐS online cũng hứa hẹn sẽ làm thay đổi cách tiếp cận khách hàng của các chủ đầu tư, đơn vị môi giới và thói quen mua nhà đất của người dân.

Nguồn: Theo Lê Sáng (Diễn đàn doanh nghiệp)

Chia sẻ bài viết

Xem thêm các bài khác

Bí quyết đầu tư

NHỮNG KINH NGHIỆM QUAN TRỌNG NHẤT CẦN LƯU Ý KHI MUA NHÀ ĐẤT

Mua bán nhà hiện nay tồn tại 3 loại giấy tờ: giấy tay, sổ đỏ hay sổ hồng. Mua nhà chỉ có giấy tay giá bao giờ cũng rẻ hơn nhưng độ rủi ro rất cao, nhiều trường hợp mất trắng. Mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng dù đắt tiền hơn nhưng bạn có thể yên tâm ngủ ngon. Nhà có đầy đủ giấy tờ được pháp luật công nhận sau này cũng dễ bán hơn.

🏡 GIỚI ĐẦU TƯ ĐỊA ỐC CHỜ “ĐÁY” THỊ TRƯỜNG.

Theo tìm hiểu, hiện trên thị trường BĐS rất nhiều NĐT có dòng nhàn rỗi muốn bỏ vào nhà đất nhưng chính tâm lý chờ “đáy” thị trường mới mua vào đang khiến giao dịch nhà đất trầm lắng rõ nét.

Bên cạnh việc nguồn cung khan hiếm, dịch Covid-19 còn tạo thêm đòn giáng khá lớn vào thị trường BĐS. Ở giai đoạn này, theo quan sát giao dịch nhà đất chỉ diễn ra ở một số khu vực ven hoặc tỉnh lân cận Tp.HCM, ở một vài phân khúc, còn khá nhiều khu vực giao dịch trầm lắng.

Tìm hiểu được biết, thị trường ở thời điểm này đang diễn ra tình trạng, người mua mà chủ yếu là giới đầu tư đều có tâm lý chờ “đáy” thị trường mới mua vào. Song song với trạng thái chờ này là tâm lý không biết khi nào mới là đáy để mua. Vì thế, khá nhiều NĐT có dòng tiền nhàn rỗi đều “giữ tiền” và nghe ngóng tình hình thị trường. Trong số đó không ít NĐT vẫn “sợ dịch bệnh”, không rõ tình hình dịch chừng nào mới kết thúc.

Tuy vậy, thị trường BĐS ở thời điểm này không phải là “tắt hẳn” giao dịch. Một số khu vực ven Tp.HCM như Q.9, Q.12 hay các tỉnh lân cận như Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai) vẫn có giao dịch lẻ tẻ. Các môi giới rao bán đất nền có sổ vẫn bán được, trong đó phần lớn là người mua ở thực. Theo các môi giới, sau giãn cách ly xã hội, người mua bắt đầu đi xem đất trở lại nhưng vẫn khá e dè, lẻ tẻ chứ không ồ ạt, trong đó một bộ phận vẫn chưa tự tin để “xuống tiền”.

Trao đổi trước đó về câu chuyện, đây có phải là thời điểm “bắt đáy” thị trường, ông Trần Khánh Quang, Chuyên gia BĐS cho rằng, thực ra khi đầu tư BĐS rất khó để biết khi nào là đáy. Mua BĐS giảm giá hoặc giá hợp lý là mua chứ rất khó bắt đáy vì đáy của thị trường thường là đã trải qua rồi chúng ta mới biết. Chẳng hạn, BĐS tăng trưởng liên tục trong 6 tháng thì 6 tháng trước được gọi là thời điểm đáy. Vì thế, nếu BĐS giảm từ 5-10% thì nên mua. Nhưng bỏ khoảng 30-50% tài chính để mua, nếu BĐS đó tiếp tục giảm 15-20% thì dùng số tiền còn lại để mua vào tiếp.
Ông Quang cho hay, hiện nay thị trường BĐS đang khó khăn, ai cũng nói “tiền mặt là vua”. Nhưng với những NĐT, đặc biệt là NĐT tài chính thì tiền mặt không thể ngồi yên được. Hiện nay đang khá nhiều người để dành tiền, 90% muốn “bắt đáy” khi thị trường BĐS khó khăn nhưng theo ông Quang, câu hỏi đặt ra là ai cũng muốn bắt đáy thì ai sẽ được đáy.

“Theo kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực BĐS, tôi nhận thấy, chỉ khoảng 5-10% NĐT chuyên nghiệp mới bắt được đáy thị trường. Tức chỉ những NĐT chuyên nghiệp (gạo cội) mới “bắt đáy” thành công còn NĐT không chuyên khó mua được”, vị chuyện gia này cho biết.

Theo ông Quang, thời điểm này, NĐT muốn “bắt đáy” hay không phải hiểu được khu vực đó giá cả đang như thế nào, số lượng cung ra thị trường nhiều hay ít. Nếu thị trường khu vực đó nguồn cung đang nhiều thì phải tiếp tục chờ, nếu nguồn cung ít chúng ta có thể quyết định.

Tiếp theo, NĐT phải hiểu rõ tính hữu dụng của BĐS đó. BĐS có thể mang để khai thác được hay không hay mua để dành. Chẳng hạn, nếu tài sản đó khai thác được, chỉ cần giảm giá khoảng 10-20% so với mức giá chúng ta mong đợi thì có thể mua vào. Còn nếu một lô đất để dành thì cần xem xét, mua lúc thị trường khó khăn cũng được, mua lúc sau cũng được. Nếu có thể thì mua “thử” một ít.

Một NĐT lâu năm tại Tp.HCM cho biết, thực tế hiện nay, tâm lý của đa số NĐT chủ yếu là “sợ dịch bệnh” vì lúc thị trường khó khăn việc bỏ tiền vào BĐS sẽ phải chấp nhận rủi ro, sinh lời thấp. Thế nên, nhiều NĐT dù có sẵn tiền nhưng vẫn cân nhắc đến độ an toàn của dòng tiền. Họ vẫn nghe ngóng, chờ đợi tín hiệu tốt lên của thị trường BĐS để “xuống tiền”. Chính điều này đã khiến suốt thời gian qua, thị trường BĐS ở hầu hết các phân khúc đều trầm lắng rõ nét. Đáng nói, ngoài những sàn BĐS giao dịch lẻ tẻ thì có những sàn “hẩm hiu” vài tháng nay, không có khách hàng.

Nguồn: Hạ Vy (Theo ICTVietNam)

Chia sẻ bài viết

Xem thêm các bài khác

Bí quyết đầu tư

NHỮNG KINH NGHIỆM QUAN TRỌNG NHẤT CẦN LƯU Ý KHI MUA NHÀ ĐẤT

Mua bán nhà hiện nay tồn tại 3 loại giấy tờ: giấy tay, sổ đỏ hay sổ hồng. Mua nhà chỉ có giấy tay giá bao giờ cũng rẻ hơn nhưng độ rủi ro rất cao, nhiều trường hợp mất trắng. Mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng dù đắt tiền hơn nhưng bạn có thể yên tâm ngủ ngon. Nhà có đầy đủ giấy tờ được pháp luật công nhận sau này cũng dễ bán hơn.